Ban Kinh tế Trung ương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Chính phủ Hoa Kỳ
(Tài chính) Ngày 03/12, tại trụ sở Ban Kinh tế Trung ương, đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã tiếp và làm việc với ông Mark Mitiel Hauser, Trợ lý Thứ trưởng Bộ Lao động Hoa Kỳ và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Cuộc làm việc tập trung vào vấn đề quan hệ quốc tế của hai nước và đặc biệt là vấn đề lao động, việc làm của hai quốc gia.
Với vai trò trợ lý Thứ trưởng Bộ Lao động Hoa Kỳ về vấn đề lao động quốc tế, ông Mark Mitiel Hauser rất quan tâm đến một số thay đổi trong các luật của Việt Nam gần đây, như Luật Lao động, Luật việc làm,… cũng như hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia trong vấn đề lương tối thiểu cho người lao động. Ông cho biết Hoa Kỳ cũng gặp những thách thức, khó khăn tương tự Việt Nam trong việc đào tạo kỹ năng hay nâng cao mức sống cho người lao động.
Trong phát biểu của mình với phái đoàn Hoa Kỳ, đồng chí Nguyễn Xuân Cường khẳng định, quan hệ hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ sau 20 năm bình thường hóa đã phát triển toàn diện, bền chặt. Hai nước đã có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt, khẳng định quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo. Đặc biệt về lĩnh vực kinh tế, hai quốc gia đã có bước tiến lớn khi thương mại hai chiều đạt khoảng 30 tỷ USD.
Trong lĩnh vực FDI, Hoa kỳ cũng là một trong những quốc gia dẫn đầu đầu tư vào Việt Nam khi có khoảng 700 dự án với tổng mức đầu tư đạt 11 tỷ USD. Đồng chí nhấn mạnh mức độ quan trọng của đầu tư FDI từ Hoa kỳ vào Việt Nam với dẫn chứng: 16/18 ngành hàng quan trọng và 43/63 tỉnh, thành của Việt Nam đều có sự hiện diện của nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Mặt khác, trong lĩnh vực đầu tư ODA hay về giáo dục, đào tạo thì Hoa kỳ cũng là đối tác quan trọng của Việt Nam. Hiện Việt Nam có khoảng 16.000 lưu học sinh tại Hoa Kỳ, đứng đầu trong các nước ASEAN có lưu học sinh tại nước này. Những lĩnh vực khác như an ninh, quốc phòng, các vấn đề xã hội, môi trường, hai nước đều có những bước tiến đáng kể.
Riêng về chủ đề lao động, việc làm như đoàn công tác Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết đây là vấn đề căn cốt của mỗi quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm: đầu tư cho con người là then chốt, coi con người là đối tượng trọng yếu trong quá trình quản lý, điều hành đất nước. Điều này thể hiện rõ trong Hiến pháp sửa đổi 2013 và hàng loạt các luật như Luật Lao động, Luật Việc làm, Luật Công đoàn,…
Với dân số 90 triệu người, 50 triệu lao động trong đó có đến một nửa số lao động thuộc khu vực nông nghiệp, nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp nên vấn đề đào tạo kỹ năng cho người lao động hay vấn đề an sinh xã hội đều gặp nhiều khó khắn, thách thức.
Dù vậy, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn kiên trì với những cam kết quốc tế trong lĩnh vực lao động. Chính vì vậy, trong thời gian không dài, Việt Nam đã hình thành nên những Bộ luật quan trọng quy định về lao động, việc làm. Bên cạnh những khung khổ pháp lý, Việt Nam cũng tập trung vào các chính sách an sinh xã hội.
Hoa Kỳ là một nước phát triển trên thế giới với bề dầy kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là về vấn đề lao động, việc làm và trong quá trình hợp tác với Việt nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Đồng chí Nguyễn Xuân Cường hy vọng bằng vào kinh nghiệm và quyết tâm hợp tác của mình, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phối hợp, giúp đỡ Việt Nam phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đang rất quyết tâm kết thúc đàm phán TPP.
Trong phát biểu của mình với phái đoàn Hoa Kỳ, đồng chí Nguyễn Xuân Cường khẳng định, quan hệ hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ sau 20 năm bình thường hóa đã phát triển toàn diện, bền chặt. Hai nước đã có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt, khẳng định quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo. Đặc biệt về lĩnh vực kinh tế, hai quốc gia đã có bước tiến lớn khi thương mại hai chiều đạt khoảng 30 tỷ USD.
Trong lĩnh vực FDI, Hoa kỳ cũng là một trong những quốc gia dẫn đầu đầu tư vào Việt Nam khi có khoảng 700 dự án với tổng mức đầu tư đạt 11 tỷ USD. Đồng chí nhấn mạnh mức độ quan trọng của đầu tư FDI từ Hoa kỳ vào Việt Nam với dẫn chứng: 16/18 ngành hàng quan trọng và 43/63 tỉnh, thành của Việt Nam đều có sự hiện diện của nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Mặt khác, trong lĩnh vực đầu tư ODA hay về giáo dục, đào tạo thì Hoa kỳ cũng là đối tác quan trọng của Việt Nam. Hiện Việt Nam có khoảng 16.000 lưu học sinh tại Hoa Kỳ, đứng đầu trong các nước ASEAN có lưu học sinh tại nước này. Những lĩnh vực khác như an ninh, quốc phòng, các vấn đề xã hội, môi trường, hai nước đều có những bước tiến đáng kể.
Riêng về chủ đề lao động, việc làm như đoàn công tác Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết đây là vấn đề căn cốt của mỗi quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm: đầu tư cho con người là then chốt, coi con người là đối tượng trọng yếu trong quá trình quản lý, điều hành đất nước. Điều này thể hiện rõ trong Hiến pháp sửa đổi 2013 và hàng loạt các luật như Luật Lao động, Luật Việc làm, Luật Công đoàn,…
Với dân số 90 triệu người, 50 triệu lao động trong đó có đến một nửa số lao động thuộc khu vực nông nghiệp, nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp nên vấn đề đào tạo kỹ năng cho người lao động hay vấn đề an sinh xã hội đều gặp nhiều khó khắn, thách thức.
Dù vậy, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn kiên trì với những cam kết quốc tế trong lĩnh vực lao động. Chính vì vậy, trong thời gian không dài, Việt Nam đã hình thành nên những Bộ luật quan trọng quy định về lao động, việc làm. Bên cạnh những khung khổ pháp lý, Việt Nam cũng tập trung vào các chính sách an sinh xã hội.
Hoa Kỳ là một nước phát triển trên thế giới với bề dầy kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là về vấn đề lao động, việc làm và trong quá trình hợp tác với Việt nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Đồng chí Nguyễn Xuân Cường hy vọng bằng vào kinh nghiệm và quyết tâm hợp tác của mình, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phối hợp, giúp đỡ Việt Nam phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đang rất quyết tâm kết thúc đàm phán TPP.