Bất động sản công nghiệp vẫn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19
Các báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản đưa ra nhận định, dù đối mặt nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra nhưng bất động sản khu công nghiệp (KCN) vẫn là điểm sáng dẫn dắt thị trường.
Thực tế ghi nhận, nơi đâu có công nghiệp phát triển thì kinh tế và thu nhập người dân cũng tăng theo, kéo theo đó là các dịch vụ thương mại, giải trí, lưu trú… cho người lao động.
Triển vọng bất động sản công nghiệp Việt Nam 2022
Các báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản đưa ra nhận định, dù đối mặt nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra nhưng bất động sản khu công nghiệp (KCN) vẫn là điểm sáng dẫn dắt thị trường.
Điều này có thể lý giải bởi 6 yếu tố sau: Tầng lớp trung lưu và khu vực doanh nghiệp tư nhân đang phát triển mạnh mẽ; Môi trường kinh doanh thu hút đầu tư, chính trị xã hội ổn định; Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu mang đến cơ hội cho Việt Nam tiếp cận các khoản đầu tư lớn; Đẩy mạnh chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và logistics; Các hiệp định thương mại song phương và đa phương như EVFTA, CPTPP; Việt Nam có vị thế tốt để phục hồi và phát triển kinh tế hậu Covid-19 nhờ chính sách điều hành linh hoạt và hiệu quả của Chính phủ.
Các chuyên gia Kinh tế nhận định, trong ngắn hạn đến trung hạn, thị trường vẫn đón nhận nhiều hoạt động đầu tư lớn về công nghiệp tại Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/11/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 26,46 tỷ USD. Trong đó, vốn đăng ký thêm của khối doanh nghiệp FDI tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt trên 8 tỷ USD.
Liên tục đón những làn sóng đầu tư mới, tỷ lệ lấp đầy và giá thuê đất tại các KCN Việt Nam đã và đang tiếp tục tăng mạnh. Theo Bộ Xây dựng, tỷ lệ lấp đầy bình quân tại các khu công nghiệp của 8 tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, gồm (Bà Rịa - Vũng Tàu, Ðồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh) đạt khoảng 80%. Mức giá chào thuê đất tăng từ 10 % đến 30% so với cùng kỳ năm 2020.
Những chỉ số tích cực kể trên là căn cứ khiến nhiều nhà đầu tư tin rằng bất động sản công nghiệp đang là "gà đẻ trứng vàng", kênh đầu tư an toàn và lợi nhuận cao.
bất động sản phụ trợ công nghiệp “lên ngôi”
Hiện nay, mỗi KCN tại Việt Nam đang có hàng nghìn lao động từ công nhân cho đến các chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước sinh sống, làm việc, mở ra tiềm năng rất lớn cho các dịch vụ đi kèm.
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2020, tính trên gần 400 KCN đang hoạt động tại 61 tỉnh thành trên cả nước, lượng nhu cầu sở hữu nhà ở dành cho chuyên gia, cán bộ công nhân viên đang là hơn 3 triệu nhu cầu trong các khu kinh tế và KCN.
Mô hình khu đô thị phụ trợ KCN đang là nhu cầu cấp thiết giải bài toán an cư của người lao động. Đó cũng là lí do cho sự ra đời các dự án nhà ở liền kề các KCN, được quy hoạch khép kín đa dạng tiện ích như khu thương mai dịch vụ, khu vui chơi giải trí, gần trường học, bệnh viện, …
Đặc biệt, thời gian qua thị trường ghi nhận sự phát triển của các khu dân cư, khu đô thị liền kề KCN theo hướng xanh, bền vững đã mang đến hướng đi mới cho nhà đầu tư. Những dự án này được phát triển nở rộ ở khu vực vùng ven, vệ tinh các thành phố lớn, nơi được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đón nhận nhiều gói quy hoạch về giao thông, đô thị, thu hút cư dân về sinh sống.
Khu vực ĐBSCL hai năm gần đây nổi lên là vùng dẫn đầu cả nước về thu hút dòng vốn đầu tư FDI, trong đó ngoài Long An và Cần Thơ thì Hậu Giang cũng là địa phương nổi bật.
Hậu Giang sở hữu nhiều KCN tập trung chủ yếu tại huyện Châu Thành, trong đó riêng KCN Sông Hậu đang quy tụ khoảng 24.314 lao động; uớc tính năm 2030 sẽ có khoảng 38.500 lao động làm việc tại đây.
Nhu cầu về nhà ở cho người lao động tại các KCN hiện hữu và đang quy hoạch giai đoạn 2021-2025 khiến thị trường bất động sản Hậu Giang trở nên sôi động.