Bảy thương hiệu ô tô lớn tại châu Âu "rơi tự do" trong 20 năm qua


Hai thập kỷ qua, thị trường ô tô châu Âu có nhiều biến động cùng với đó cũng là sự suy giảm và phát triển của các thương hiệu các nhau.

Thị trường ô tô châu Âu đang tiếp tục thay đổi bởi sự bùng nổ của Tesla và sự xuất hiện của các thương hiệu Trung Quốc, rất nhiều điều đã xảy ra với những công ty dẫn đầu thị trường này trước đây. Châu Âu vốn được biết đến là một thị trường cạnh tranh hàng đầu thế giới bởi tiêu chuẩn an toàn/khái thải cao. Đây cũng là thị trường ô tô lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Mỹ; đứng thứ hai về số lượng sử dụng xe điện. Trong 20 năm qua, đã nhiều thay đổi đối với các thương hiệu xuất hiện tại thị trường châu Âu.

Các thương hiệu lớn ngày càng bị thu hẹp thị phần

Từ năm 2003 đến năm 2023 là khoảng thời gian quan trọng nhất tại châu Âu, đánh dấu thời điểm thay đổi vị thế thống trị của các thương hiệu ô tô. Trước đó, khu vực này được "thống trị" bởi các 7 nhà sản xuất ô tô lớn là Fiat từ Ý; Citroen, Peugeot và Renault từ Pháp; Volkswagen và Opel từ Đức và Ford từ Mỹ. Trong đó, Ford với nhiều nhà máy đặt tại Anh để cung cấp xe cho thị trường châu Âu.

Thị phần 7 thương hiệu tại các thị trường nội địa châu Âu
Thị phần 7 thương hiệu tại các thị trường nội địa châu Âu

Năm 2003, 7 thương hiệu này (Opel bao gồm cả Vauxhall ) kiểm soát gần 58% số lượng đăng ký xe mới ở châu Âu (gồm 29 thị trường). Nhờ ưu thế tại thị trường quê nhà, các thương hiệu này có vị trí vững chắc hơn so với các thương hiệu Nhật Bản và Hàn Quốc. Ví dụ, Opel chiếm 10% thị phần tại Đức hay Renault chiếm 27% thị phần tại Pháp.

Mặc dù con số này thấp hơn đáng kể so với những năm 1990 nhưng vào thời điểm này các thương hiệu Nhật Bản đã bắt đầu cạnh tranh nhiều hơn tại châu Âu và các thương hiệu Hàn Quốc đã bắt đầu vươn lên.

Quá trình bùng nổ dòng SUV/crossover tại thị trường ô tô châu Âu

Sau đó, quá trình thay đổi bắt đầu với sự bùng nổ của dòng SUV/crossover, mở đầu là Nissan Qashqai thế hệ đầu tiên. Hyundai và Kia nối tiếp bằng việc mở nhà máy ở Cộng hòa Séc và Slovakia để sản xuất những chiếc xe cạnh tranh, phù hợp hơn với khách hàng tại châu Âu.

Đến năm 2013, 7 thương hiệu lớn kể trên chiếm 49% thị phần châu Âu, giảm 9% so với một thập kỷ trước. Từ năm 2003 đến 2013, Fiat đã mất 0,9% thị phần và Renault mất 4%. Ngoại lệ duy nhất là Volkswagen khi tăng từ 9,8% thị phần từ năm 2003 lên 12,6% vào năm 2013.

Quá trình sụt giảm thị phần của 7 thương hiệu lớn tại châu Âu trong 20 năm qua
Quá trình sụt giảm thị phần của 7 thương hiệu lớn tại châu Âu trong 20 năm qua

Vào tháng 6 năm nay, tình hình của các thương hiệu lớn còn tồi tệ hơn khi Fiat, Citroen, Opel/Vauxhall, Ford và Peugeot có mức thị phần thấp nhất trong 20 năm qua. Renault có thị phần thấp thứ 2 và là thời điểm hãng ghi nhận mức thấp nhất trong lịch sử.

Ở một diễn biến khác, Volkswagen lại gia tăng thị phần của mình hoặc có thế nói là duy trì ở mức cũ. Volkswagen chiếm được 10,6% thị phần vào năm 2023, giảm 2% so với năm 2013 và tăng 0,8% so với năm 2003. Sau khủng hoảng từ vụ bê bối diesel, thương hiệu Đức dần lấy lại lòng tin bằng những mẫu xe chất lượng cao và ra mắt các sản phẩm từng phân khúc vào đúng thời điểm.

Trong 20 năm qua, thị trường châu Âu còn ghi nhận sự vươn lên của các thương hiệu Nhật Hàn như Toyota, Hyundai, Kia và gần đây nhất là Tesla đến từ Mỹ. So với các thương hiệu lớn tại châu Âu, những thương hiệu này đều có tính linh hoạt cao hơn.

Điều này cho phép họ cung cấp các sản phẩm mới nhanh hơn, phù hợp với nhu cầu mới nhất của người tiêu dùng. Đồng thời, những thương hiệu này ít ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng châu Âu ở giai đoạn 2011-2014 hơn. Các thương hiệu kể trên cũng phát triển lên quy mô toàn cầu để tiết kiệm chi phí hơn.

Theo Tạp chí Công thương