Bình ổn thị trường vàng miếng Việt Nam nhìn từ Nghị định 24/2012/NĐ-CP
(Tài chính) Trong thời gian tới, để bình ổn thị trường vàng trong nước, đặc biệt là quản lý thị trường vàng miếng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NHNN theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN), theo đúng tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/1999/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, Quyết định 16/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mua bán vàng miếng của NHNN trên thị trường trong nước và các văn bản hướng dẫn thi hành hai Nghị định nêu trên, cần có sự thống nhất nhận thức và đồng bộ, nhất quán trong định hướng mục tiêu và sử dụng các công cụ quản lý thị trường này.
Yêu cầu mới trong quản lý nhà nước và thực trạng bình ổn thị trường vàng
Từ sau năm 1975, ở Việt Nam, Nhà nước dùng các biện pháp hành chính mạnh để kiểm soát và điều khiển giá vàng. Việc giao dịch vàng, kể cả vàng trang sức lẫn vàng miếng của tư nhân bị cấm; việc dùng vàng để định giá, thanh toán không được pháp luật thừa nhận. Nhưng trên thực tế, vàng luôn được sử dụng làm thước đo giá trị, phương tiện thanh toán và tài sản cất trữ.
Đến năm 1986, Việt Nam mới thực hiện chủ trương cho thành lập mạng lưới các cửa hàng kinh doanh vàng bạc quốc doanh và đến năm 1989, mới chính thức cho phép tư nhân thành lập cửa hàng kinh doanh vàng, bạc, đá quý. Từ đó, thị trường vàng mới bắt đầu có sự cạnh tranh.
Ngày 23/9/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 63/1993/NĐ-CP về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức và cá nhân; cho phép các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền cất giữ, vận chuyển hoặc gửi vàng ở ngân hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng được mua bán vàng các loại; được chế tác, gia công, cầm đồ vàng.
Từ năm 1994, Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) cấp phép nhập ủy thác để Công ty Vàng bạc đá qúy Việt Nam (VJC) nhập trực tiếp cho các doanh nghiệp và Vụ Quản lý ngoại hối bán vàng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ năm 1996, do tình hình ngoại tệ khan hiếm vì ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, NHNN tạm dừng việc cấp phép nhập khẩu vàng.
Tháng 12/1999, Chính phủ ban hành Nghị định 174/1999/ NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thay thế Nghị định 63/1993/NĐ-CP Cùng với Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối được ban hành ngày 17/8/1998, cơ chế quản lý vàng ở Việt Nam đã chính thức tách bạch rõ việc quản lý vàng, tiền tệ, và quản lý vàng phi tiền tệ với sự nới lỏng đáng kể trong việc quản lý đối với vàng phi tiền tệ tập trung vào các nội dung chính: phân định rõ vàng miếng, vàng trang sút; quản lý xuất nhập khẩu; quản lý sản xuất gia công; quản lý kinh doanh giao dịch.
Nhờ chính sách nới lỏng này, đã có bảy đơn vị tham gia sản xuất gia công vàng miếng theo dây chuyền công nghệ hiện đại và hơn 12.000 cửa hàng kinh doanh vàng trên khắp cả nước. NHNN cũng đã cho phép các tổ chức tín dụng đủ điều kiện dược phép kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài, quy định cụ thể việc huy động vàng và cho vay bằng vàng...
Sàn giao dịch vàng vật chất cũng nở rộ, phát triển mạnh và trở nên phức tạp trong các năm 2008 - 2009 với hơn 20 sàn giao dịch trước khi Chính phủ ban hành lệnh cấm vào cuối năm 2009.
Nghị định số 24/2012XĐ-CP ra đời đã khẳng định NHNN có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt dộng kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này: bổ sung vàng miếng vào dự trữ ngoại hối Nhà nước; thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp: (1) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này; (2) Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong tùng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; (3) Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy dộng vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định 24/2012/NĐ-CP khẳng định quyền sở hữu và giao dịch vàng miếng của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật. NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm ổn định thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung, bảo đảm không biến quyền kinh doanh vàng miếng thành độc quyền và mang lại khối lợi nhuận khổng lồ béo bở cho bất kỳ doanh nghiệp hay một thương hiệu vàng nào.
NHNN và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vàng có liên quan phải bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng vàng miếng, không gây ách tắc và méo mó cung - cầu, giá cả thị trường vàng trong nước, bảo đảm những nguồn lợi từ chênh lệch giá vàng trong nước với giá vàng thế giới phải được quản lý chặt chẽ và quy tụ thành nguồn thu bổ sung cho ngân sách nhà nước chung theo quy định của pháp luật.
Tính đến ngày 10/01/2013, NHNNc đã cấp phép kinh doanh vàng miếng cho 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp, với 2.497 điểm kinh doanh tại 63 tỉnh thành trên cả nước (TP. Hồ Chí Minh có khoảng 900 điểm và Hà Nội khoảng 400 điểm). Những đơn vị chưa được cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng sẽ chỉ được mua bán vàng trang sức hoặc chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác. Cửa hàng nào không có giấy phép kinh doanh vàng miếng mà vẫn mua bán vàng miếng sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ban hành năm 2011...
Theo Thông tư số 06/2013/ TT-NHNN ngày 12/3/2013 cùa NHNN về hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước, NHNN có thể tùy từng thời điểm để tổ chức đấu thầu (đấu thầu theo gỉá hoặc theo khối lượng) và mua bán trực tiếp. Quy trình đấu thầu (gồm 11 bước từ khi thông báo đến ký văn bản xác nhận, mua bán) và mua bán trực tiếp (gồm 7 bước từ thông báo mua bán, tổ chức chuyển tiền đặt cọc).
Khi đấu thầu theo khối lượng, trường hợp tổng số lô vàng miếng đặt thầu bằng hoặc thấp hơn khối lượng NHNN mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu bằng khối lượng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đặt thầu. Nếu số lô đặt thầu vượt quá khối lượng NHNN thông báo thì mức trúng thầu xếp thứ tự từ cao nhất xuống thấp nhất, Trường hợp ở mức khối lượng trúng thầu thấp nhất có nhiều dơn vị đặt mua hoặc bán thì khối lượng còn lại chia đều cho tất cả.
Khi đấu thầu theo giá, xét theo thứ tự giảm dần từ giá trúng cao nhất cho tới thấp nhất mà tại đó NHNN bán dược khối lượng tối đa; hoặc xét theo thứ tự từ thấp đến cao nếu NHNN mua được khối lượng tối đa, Giá trúng thầu của từng đơn vị là giá đặt thầu của chính đơn vị đó.
Tính cho đến hết ngày 26/7/2013, sau 4 tháng triển khai, đã có 47 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, tổng khối lượng trúng thầu là 1.271.400 lượng (giảm 49 tấn) trên tổng số 1.374 000 lượng chào thầu.
Kết quả 47 phiên đấu giá vàng miếng cho thấy, quy trình đấu thầu cùa NHNNc được thực hiện thông suốt, đúng quy định tại Thông tư số 06/2013/ TT-NHNN ngày 12/3/2013 và Quyết định số 563/QĐ-NHNN ngày 18/3/2013 của NHNN. Mục tiêu cao nhất của việc NHNN tổ chức đấu thầu vàng miếng trước thời điểm 30/6/2013 với tư cách là người kiến tạo và bảo đảm nguồn cung vàng miếng cho thị trường đã được thực hiện tốt.
Xét từ góc độ quy trình và các mục tiêu đấu thầu vàng miếng, cho thấy phiên đầu là chưa thật thành công do đặt giá chào bán cao hơn 500 nghìn đồng/lượng so với giá thị trường tại cùng thời điểm, nên chỉ bán được dưới 8% lượng vàng chào bán và chỉ có dưới 10% đơn vị tham gia trúng thầu. Tuy nhiên, các phiên đấu thầu vàng về sau đã thành công hơn nhiều cả về quy mô vàng bán ra, cũng như số đơn vị trúng thầu; đồng thời tạo nguồn thu mới cho NSNN...
Đánh giá việc quản lý thị trường vàng theo cơ chế mới, các báo cáo và phát ngôn chính thức của NHNN đều khẳng định: NHNN can thiệp thị trường vàng không vì mục tiêu lợi nhuận, đồng thời chỉ theo đuổi mục tiêu ổn định thị trường, chứ không có mục tiêu ổn định hay là làm cho giá vàng trong nước hay giá vàng thế giới thu hẹp lại…
Một trong những nội dung bình ổn thị trường vàng mà Nghị định 24 đã làm được là ổn định được giá vàng trong nước một cách tương đối, làm cho động cơ để đầu cơ vào vàng khi giá thế giới biến động không còn hấp dẫn như trước đây nữa và tránh được tác động lên xuống thất thường của giá vàng nước ngoài mà từ đó ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
Về tổng thể, sau một năm thực hiện khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường vàng, quyền sở hữu, tích trữ/ mua bán vàng miếng hợp pháp của người dân được bảo vệ. Thị trường vàng đã được sắp xếp lại một cách cơ bản, hoạt động ổn định và vàng không còn ảnh hưởng mạnh tới thị trường ngoại hối như trước dây. Hoạt động đầu cơ bị đẩy lùi, thị trường, tỷ giá ổn định/ lạm phát dược kiểm chế, ngoài ra, đã mua lại được của dân gần 100 tấn vàng.
Có thể nói, tuyệt đại đa số yêu cầu của Quốc hội về thị trường vàng đã được thực hiện và bước đầu có kết quả rất tích cực, ngoại trừ thực tế giai đoạn 2012 - 2013, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Theo Thống đốc NHNN, đến nay, toàn bộ hoạt động nhập vàng do nhà nước đảm nhiệm và toàn bộ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới là thuộc về NSNN để đầu tư lại cho nền kinh tế, thực hiện các công trình phúc lợi xã hội.
Việc thu hẹp giá vàng trong nước và thế giới không làm bình ổn thị trường vàng, không loại bỏ được các tác động tiêu cực lên kinh tế vĩ mô, không làm giảm vàng hóa, mà trái lại, ở các chừng mực khác nhau lại có tác động ngược lại. Chính chênh lệch giá vàng cao ở những thời điểm nhất định và hoạt động can thiệp theo hình thức đấu giá của NHNN đã giữ cho giá vàng trong nước và thị trường vàng trong nước ổn định trước những biến động bất thường của giá vàng thế giới, đã làm mất đi động lực đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm lờí của giới đầu cơ, và do vậy, góp phần kiềm chế "vàng hóa" nền kiính tế.
Ngoài ra, thực hiện cơ chế quản lý vàng mới theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã giúp tiết giảm nguồn ngoại tệ cho mục tiêu nhập khẩu vàng. NHNN cho biết đã cấp phép nhập khẩu bình quân khoảng 50 - 60 tấn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Đồng thời, khối lượng ngoại tệ NHNN sử dụng để nhập khẩu vàng lá nhỏ hơn nhiều lần lượng ngoại tệ nền kinh tế phải bở ra để nhập khẩu vàng trong những năm trước đây, Và lượng ngoại tệ này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với lượng ngoại tệ NHNN đã mua vào tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước trong thời gian qua.
Đặc biệt, trả lời câu hỏi, liệu chúng ta có thể thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới lại được không, làm như thế nào và bao giờ làm được, Thống đốc NHNN nhấn mạnh, mục tiêu trước mắt và mục tiêu trực tiếp là bình ổn thị trường vàng nói chung, trong đó có bình ổn giá vàng trong nước để tránh việc đầu cơ trục lợi do giá vàng lên xuống thất thường, Nếu chúng ta làm tốt công tác này, cộng với việc tiếp tục ổn định được kinh tế vĩ mô, thì tin tưởng chắc chắn rằng giá vàng trong nước và thế giới sẽ sát lạí gần nhau hơn, Điều đó đã thể hiện trong thực tế.
Về khách quan, có thể nói, trên thực tế, thị trường vàng trong nước hiện không có sự liên thông vớí thế giới và có mức giá vàng miếng thường cao hơn so với giá quốc tế, Khoảng cách chênh lệch sau phiên đấu thầu thứ nhất (28/3/2013) là 3,2 triệu đồng/lượng, so với mức chênh lệch ngày 27/3/2013 là 2,6 triệu đồng, Các phiên tiếp theo tăng dần lên mức là 4,1 triệu 4 5 triệu… và có lúc lên tới gần 7 triệu đồng/lượng.
Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch cao, kéo dài giữa vàng trong nước và quốc tế là do nguồn cung cho thị trường chủ yếu là nguồn vàng nhập khẩu và được định giá sàn độc quyền cao có mục tiêu, trong bối cảnh các NHTM có nhu cầu cao về vàng miếng để đáp ứng nhiệm vụ tất toán trạng thái vàng trước 30/6/2013 theo yêu cầu của NHNN.
Đồng thời, đó còn do hiện tượng các NHTM và công ty kinh doanh vàng trúng thầu trì hoãn hoặc cố tình giảm giá vàng chậm hơn cho lượng vàng mình tung ra thị trường so với tốc độ sự sụt giảm mạnh bất ngờ, liên tục và khó đoán định của vàng thế giới, cũng như e ngại rủi ro từ nguyên tắc "không liên thông" giữa thị trường trong nước với thế giới mà NHNN đang cố gắng theo đuổi. Tuy vậy, giá vàng miếng trong nước cũng có tính ổn định hơn, đồng điệu xu hướng, dù với mức giảm nhẹ hơn giá thế giới và hiện đang ở mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7/2011.
Những giải pháp bình ổn thị trường vàng thời gian tới
Trong thời gian tới, để bình ổn thị trường vàng trong nước, đặc biệt là quản lý thị trường vàng miếng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NHNN theo quy định của Luật NHNN, theo đúng tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/1999/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, Quyết định 16/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mua bán vàng miếng của NHNN trên thị trường trong nước và các văn bản hướng dẫn thi hành hai Nghị định nêu trên, cần có sự thống nhất nhận thức và đồng bộ, nhất quán trong định hướng mục tiêu và sử dụng các công cụ quản lý thị trường này.
Các hoạt động đấu thầu vàng miếng sẽ được tiếp tục với sự tuân thủ các nguyên tắc thị trường ngày càng đầy đủ hơn và sự tham gia rộng rãi, tự do hơn của các đối tượng và chủ thể thị trường. Các yêu cầu về phương thức thanh toán và cung ứng vàng trúng thầu cũng cần được nâng cao hơn để bảo đảm an ninh ngoại hối và quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường này.
Đặc biệt, cần khẳng định mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước đối với thị trường vàng miếng là góp phần ổn định và dễ dự đoán các động thái thị trường vàng trong nước theo sát các động thái giá và xu hướng thị trường vàng thế giới; theo yêu cầu của Quốc hội, cần gia tăng sự liên thông thị trường của vàng trong nước với vàng quốc tế, từng bước thu hẹp sự cách biệt giá trong nước và quốc tế; giải tỏa sức ép các yếu tố tâm lý về sự khan hiếm vàng giả tạo, cũng như các hoạt động đầu cơ, buôn lậu, găm giữ vàng và kỳ vọng tăng giá một chiều trong tương lai; giảm dần giao dịch vàng miếng để chuyển sang giao dịch tập trung, có tổ chức các sản phẩm khác của vàng với hệ thống các công cụ bảo hiểm rủi ro; ngày càng hội nhập và tiếp cận được những sản phẩm tài chính quốc tế; ưu tiên lợi ích ổn định vĩ mô và cân đối, bảo đảm an toàn dự trữ ngoại hối; ngăn chặn các hiện tượng liên kết làm giá, giữ giá, đẩy giá trong và sau đấu thầu vàng miếng; giám sát việc sử dụng vàng và giá bán lẻ đối với lượng vàng trúng thầu; giảm thiểu việc các tổ chức tín dụng cho vay để kinh doanh vàng; nâng cao hơn các yêu cầu minh bạch hóa và phòng chống rửa tiền trong kinh doanh vàng...
Hơn nữa, cần tránh ngộ nhận và đồng nhất việc độc quyền nhập khẩu và dập vàng thương hiệu quốc gia giống như độc quyền sản xuất tiền của Chính phủ, càng không thể quản lý vàng theo thương hiệu quốc gia như một dạng tiền tệ chính thức quốc gia.
Chủ trương thực hiện quản lý vàng theo Nghị định 24/2012/ NĐ-CP để chống "vàng hóa'' (nhất là chống việc coi vàng như công cụ thanh toán) là đúng và cần thiết, bảo đảm hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia có mục tiêu; đồng thời, cần thực hiện quản lý vàng thương hiệu quốc gia trên cơ sở pháp lý đầy đủ, minh bạch, với giá được tính theo hàm lượng vàng, được chuẩn hóa và bảo đảm bởi yêu cầu mang tính pháp định cao.
Hiện tượng cùng một miếng vàng có trọng lượng và hàm lượng giống hệt nhau, nhưng nếu chúng được dập thành thương hiệu quốc gia thì giá sẽ cao hơn hẳn loại dập dưới thương hiệu khác, chính là điển hình của việc ngộ nhận vàng thương hiệu quốc gia là tiền quốc gia, khiến làm tăng giá trị ảo của vàng miếng mang thương hiệu quốc gia. Cần hiểu rõ hơn về giá trị của vàng để tránh tự gây thiệt hại cho mình khi tham gia mua bán hoặc muốn sở hữu vàng.
Triển vọng giá vàng trong nước sẽ bám sát giá vàng thế giới từ sau tháng 6/2013 khi đã tất toán trạng thái vàng của các NHTM sẽ còn là một ẩn số có thể chưa thực hiện được trong thời gian gần. Tuy nhiên, sự bám sát giá vàng trong nước và thế giới là nguyên tắc của giá cả thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa; cũng như là điều kiện để giảm thiểu tình trạng đầu cơ, sốt giá và rủi ro kinh doanh vàng.
Về tổng thể và trung hạn, giá vàng sẽ tiếp tục có những động thái bất thường, không loại trừ sự gia tăng và sụt giảm nhanh với những biên độ lớn và giật cục.
Những nguyên nhân cội rễ lớn nhất và trực tiếp của sự biến động này chính là những toan tính, chính sách và hành động có chủ đích nhằm thao túng thị trưởng và tạo sức ép có lợi trong thương mại và thương lượng chính trị quốc tế của một số nước lớn, các quỹ đầu cơ vàng là hệ quả của cuộc chiến tiền tệ trên thế giới, cũng như sự thiếu lành mạnh tài chính - ngân hàng tiềm tàng trong nhiều nước trên thế giới.
Đặc biệt, yếu tố tâm lý và sự nhạy cảm giá vàng tùy thuộc tỷ lệ thuận với độ "đóng cửa", thiếu liên thông trực tiếp, nhanh nhậy và thiếu minh bạch thông tin trên thị trường vàng trong nước. Vì vậy, việc bảo đảm dòng chảy tự nhiên của vàng giữa thị trường trong nước và quốc tế theo các nguyên tắc thị trường và sự phát triển đầy đủ, vận hành có hiệu năng thực tế của các thể chế thị trường là hết sức cần thiết; đồng thời, việc tăng cường quản lý các hiện tượng buôn lậu, đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt và những hiện tượng lạm dụng để trục lợi cũng quan trọng không kém trong hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường vàng.
Được biết, với lý do bảo mật thông tin về vàng nhập khẩu, NHNN đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung mặt hàng vàng nhập khẩu của NHNN vào danh mục hàng hóa đặc biệt được áp dụng quy chế miễn khai báo, miễn kiểm tra và miễn báo cáo thủ tục hải quan (cùng danh mục hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng như tiền, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ in, đúc tiền của NHNN đã được Thủ tướng chấp thuận không phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan) vào Luật Hải quan sửa đổi.
Đồng thời, đề nghị các Bộ Công an, Giao thông vận tải; Tài chính và Tổng cục Hải quan, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam phối hợp với NHNN thực hiện tổ chức tiếp nhận, bốc dỡ, vận chuyển và bảo vệ các chuyến hàng đảm bảo an toàn, bí mật. Thủ tướng đã giao các Bộ Tài chính, Giao thông vận tải, Công an xem xét, xử lý đề xuất này. Trường hợp vượt thẩm quyền, các Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trước đó, vào đầu tháng 5/2013, Bộ Tài chính đã công bố Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của NHNN trực tiếp hoặc ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng ban hành quyết định miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của NHNN, mà không phân biệt hàm lượng vàng của vàng nguyên liệu khi xuất khẩu, nhập khẩu.
Có thể thấy, những đề nghị và điều chỉnh trên, bên cạnh những tác động tích cực là tạo thuận lợi và an toàn cho quản lý vàng theo yêu cầu nghiệp vụ và theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP, song cũng cần có sự cân nhắc kỹ và nhất là cần chủ động xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế kiểm soát, giám sát và giải pháp phòng ngừa các tác động mặt trái, nhất là hiện tượng lạm dụng, buôn lậu vì mục đích trục lợi cá nhân hay lợi ích nhóm, vi phạm pháp luật, làm tổn hại lợi ích và an ninh quốc gia.
Qua thời gian, chắc chắn khuôn khổ thể chế về quản lý thị trường vàng nói chung, thị trường vàng miếng nơi riêng sẽ được hoàn thiện hơn.