Bitcoin có phải là một mô hình kim tự tháp?
Quỹ Bitcoin ETF đã phóng đại đáng kể số tiền mà Bitcoin có thể thu hút, cũng như các rủi ro tài chính xoay quanh thị trường này. Vì vậy, sự ra mắt của các loại tiền kỹ thuật số quốc gia là cần thiết.
Nhiều người cho rằng Bitcoin (BTC) đang trông giống như một sơ đồ kim tự tháp mỗi ngày, kể từ sự ra mắt gần đây của quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin của Hoa Kỳ (Bitcoin ETF); Từ đó mở ra tiềm năng thu hút hàng tỷ USD vào Bitcoin, tạo cơ hội các nhà đầu tư và nhà đầu cơ đã ở dưới đáy của thị trường có thể thoát ra trên đỉnh, trước khi kim tự tháp sụp đổ.
Điều này cũng khiến quy định chính thức về Bitcoin cùng các đồng tiền điện tử khác và việc ra mắt các loại tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) trở nên cấp bách và hấp dẫn hơn, trước khi có quá nhiều người chịu “thương vong” bởi sự sụp đổ của thị trường trong tương lai. Điều đó dường như đã bắt đầu xuất hiện khi mới đây, Bitcoin có cú rơi thẳng đứng về mức 42.000 USD/BTC và toàn thị trường nhuốm sắc đỏ.
Có thể thấy, cho dù nguồn gốc thực sự của loại tiền điện tử khó hiểu nhất này, là đứa con tinh thần của Satoshi Nakamoto, hay những người khác, thì không thể phủ nhận rằng, Bitcoin là một công cụ kiếm tiền tài tình cho những người sáng lập ra nó. Giá trị thị trường của tất cả Bitcoin được khai thác cho đến nay, dù là kỹ thuật số hay vật lý, được ước tính vào khoảng 1000 tỷ đô la Mỹ. Nhưng số tiền mà Bitcoin ETF có khả năng thu hút có thể tăng gấp bội số tiền đó, nếu tiền mã hóa vẫn tồn tại.
Và vì tổng số Bitcoin được sản xuất, được cho là giới hạn ở mức 21 triệu đồng, chỉ còn hơn 2 triệu đồng nữa đang được khai thác, thì nhu cầu do ETF cung cấp cho tiền điện tử có thể sớm vượt xa nguồn cung, khiến giá thậm chí còn cao hơn.
Những ảo tưởng lớn không phải là duy nhất đối với Bitcoin. Trước đó từng có sự cuồng nhiệt của sự kiện hoa tulip vào thế kỷ 17, đã đẩy giá củ loại hoa này lên mức cao phi lý, hay bong bóng Dotcom vỡ vào năm 2000. Đến nay, chúng ta liệu có bong bóng Bitcoin? Một số người thậm chí còn lập luận, Bitcoin có thể trở thành một kho lưu trữ giá trị hoặc một hàng rào lạm phát ngang bằng với vàng. Đúng, những thứ này có thể bị giảm bớt bởi dòng tiền mới nổi, nhưng việc so sánh với vàng chỉ là sự khập khiễng.
Vàng đã giữ giá trị của nó trong nhiều thế kỷ và là một tài sản hầu như không thể phá hủy. Đập vỡ, nung chảy hay đúc lại hình thức của nó thì vàng vẫn giữ nguyên giá trị như một tài sản bán tiền tệ, hoặc quý giá theo cách mà không một biểu tượng nào của blockchain kỹ thuật số có thể hy vọng làm được.
Vì vậy, tại sao Bitcoin và tài sản kỹ thuật số khác đạt được sự tín nhiệm đến mức một ETF Bitcoin đã được đưa ra trên thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, cho phép nhà đầu tư liên kết Bitcoin cùng với các tài sản tài truyền thống? Thực tế thì, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã cho phép việc ra mắt ProShares Bitcoin Strategy ETF được tiến hành, bởi vì nó nắm giữ các hợp đồng tương lai Bitcoin được giao dịch trên Sàn giao dịch Chicago Mercantile được quy định. Nhưng sự thu hút mạnh mẽ của tiền điện tử cho thấy, các phương tiện đầu tư được giao dịch khác sẽ theo sau.
Sự gia tăng và trỗi dậy của Bitcoin và các đồng altcoin là một biểu hiện khác của sự cuồng tiền tệ, bắt đầu với việc nới lỏng định lượng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tăng tốc đáng kể trong đại dịch COVID-19.
Trong môi trường tài chính “dễ dãi” được tăng cường đáng kể bởi kích thích tài khóa, dòng chảy thanh khoản đã chảy vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và bây giờ là tài sản tiền điện tử, đẩy định giá lên tới mức cực đoan.
Phải chăng, Bitcoin có mục đích không chỉ là một tài sản tiền điện tử, mà nó được tạo ra vào năm 2009 để trở thành một hệ thống tiền mặt ngang hàng điện tử, khi niềm tin vào các loại tiền tệ có chủ quyền đã bị lung lay. Đó là khi nó thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư tò mò về tiền điện tử như một tài sản. Bitcoin và các loại tiền điện tử khác hoạt động như các đường dẫn, để chuyển tiền bên ngoài hệ thống ngân hàng và do đó, chúng hứa hẹn sẽ tránh được các khoản phí cao mà các ngân hàng phải trả.
Tuy nhiên, theo một số phân tích, mức phí cao liên quan đến mạng Bitcoin khiến việc chuyển tiền trở nên không thực tế đối với hầu hết mọi người. Cho nên, giá trị thực duy nhất của tiền điện tử đến từ các giao dịch thị trường, chứ không phải từ các khoản tiết kiệm được khi chuyển tiền, mặc dù các cơ quan quản lý tiền tệ lo ngại hoạt động rửa tiền có thể làm tăng thêm giá trị bất hợp pháp cho một số chủ sở hữu tiền điện tử.
Cách tốt nhất để tránh điều này là họ phát hành tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương, gắn với giá trị của đồng tiền quốc gia không thay đổi. Giả dụ như đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ ra mắt vào năm tới đây; mặc dù nó có thể không có sự thu hút đầu cơ như Bitcoin, nhưng nó sẽ giúp quốc gia này củng cố mức độ an toàn tài chính hơn rất nhiều.
Hiện nay, rất nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á hay châu Á đã bắt đầu đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, thử nghiệm CBDC. Ngay cả Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra quyết định 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021, giao cho Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối Blockchain giai đoạn 2021-2023. Có thể hiểu, đây là một sự khởi đầu cho việc nghiên cứu CBDC tại Việt Nam, bắt kịp cùng xu hướng toàn cầu, với thế mạnh về nền tảng Fintech nở rộ trong những năm gần đây. Đặc biệt, với NHNN, việc ứng dụng CBDC sẽ loại bỏ các vấn đề liên quan đến tiền mặt như in tiền, phân phối và chống tiền giả…
Việt Nam có sự phát triển kinh tế vĩ mô tương đối nhanh và ổn định trong thời gian vừa qua. Những thành tựu phát triển kinh tế là không thể phủ nhận, từ những kết quả đó dẫn đến việc Việt Nam sẽ bắt kịp với các nước khác, dựa trên cơ sở tiếp cận với cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế kỹ thuật số.