Bitcoin giảm sâu dưới 40.000 USD do đâu?

Theo Nguyễn Long/diendandoanhnghiep.vn

Trong 24 giờ qua, có thời điểm Bitcoin đã giảm sâu xuống dưới 40.000 USD, đây là mức giảm lớn nhất tính từ tháng 8. Bitcoin giảm mạnh khiến tâm lý nhà đầu tư lo ngại kịch bản năm 2017 có thể lặp lại.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trong bối cảnh tâm lý thị trường toàn cầu đang chịu tác động từ cuộc khủng hoảng nợ tại China Evergrande Group, kết hợp với nhiều thông tin tiêu cực liên quan đến thị trường tiền điện tử, trong 24 giờ qua, có thời đồng Bitcoin đã giảm còn 39.787 USD/BTC (-1,83%), mức giảm mạnh nhất tính từ tháng 8. Điều này cũng khiến toàn thị trường tiền điện tử giảm sâu: ETH (-3,48%), SOL (-6,14%), DOT (-3,65%)…

Biến động giá Bitcoin trong 7 ngày qua.
Biến động giá Bitcoin trong 7 ngày qua.

Theo Bloomberg, bên cạnh lo ngại sự đổ vỡ theo chuỗi domino từ cuộc khủng hoảng nợ tại China Evergrande Group còn có yếu tố kỳ vọng vào cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ báo hiệu việc giảm quy mô mua tài sản vào cuối năm nay là một trong những trở ngại đối với các nhà đầu tư.

Antoni Trenchev, đồng sáng lập công ty cho vay tiền điện tử Nexo cho biết, biến động giá vừa qua “chứng tỏ rằng Bitcoin không tránh khỏi tình trạng bán tháo tài sản rủi ro trên các thị trường truyền thống. Bitcoin cần phải kiểm tra lại mức trung bình động 200 ngày ở mức 46.000 USD”.

Bitcoin lùi xuống dưới 40.000 USD trong 24 giờ qua.
Bitcoin lùi xuống dưới 40.000 USD trong 24 giờ qua.

Trong một cuộc thảo luận hôm 21/9 về tiền điện tử, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Gary Gensler cho biết có một số "lỗ hổng" trong việc giám sát các mã thông báo kỹ thuật số, trong đó có việc Quốc hội chưa tăng cường giám sát hoạt động các sàn giao dịch tiền điện tử.

Trong khi đó, Michael Hsu, quyền Giám đốc Văn phòng Cơ quan Kiểm soát Tiền tệ, lập luận hôm 21/9  rằng tiền điện tử và tài chính phi tập trung có thể đang phát triển thành các mối đe dọa đối với hệ thống tài chính giống như cách mà một số công cụ phái sinh gần như sụp đổ hơn một thập kỷ trước.

Tuần qua, thị trường tiền điện tử đã chứng kiến nhiều thông tin tiêu cực như việc Hàn Quốc siết chặt quản lý đối với các sàn giao dịch tiền điện tử. Theo đó, sẽ có 40/60 sàn giao dịch tiền điện tử của xứ sở Kim Chi sẽ phải đóng cửa do không đáp ứng được các yêu cầu của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC) trước ngày 24/9. Việc này có thể  khiến cho các nhà đầu tư có thể mất tới 3.000 tỷ Won (đương đương 2,6 tỷ USD).

Đầu tháng này, Bitcoin đã tăng lên trên 50.000 USD - mức kháng cự tâm lý quan trọng đối với các đầu tư. Hiện đồng tiền điện tử này giảm xuống sâu so với mức dưới mức trung bình của nó 50 ngày qua là 46.514 USD. 

Sự mất giá mạnh của Bitcoin và nhiều đồng tiền kỹ thuật số quan trọng khác đã khiến tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa giảm thê thảm. Theo CoinGecko, tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa vào sáng 21/9 đã chính thức mất mốc 2.000 tỷ USD, ở mức 1.920 tỷ USD, giảm 13,3% so với ngày trước đó. Điều này khiến một số người lo ngại đà giảm của Bitcoin sẽ không dừng lại, thậm chí, một số người lo sợ kịch bản năm 2017 của Bitcoin sẽ lặp lại.