Bức tranh kinh tế Nhật Bản tiếp tục được tô thêm gam màu sáng
Báo cáo Tankan của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) được công bố ngày 3/4 cho thấy niềm tin của các hãng chế tạo lớn nhất nước này đã tăng quý thứ 2 liên tiếp, trong bối cảnh giới doanh nghiệp dự đoán đồng Yên sẽ yếu đi.
Chỉ số này đạt mức 12+, tăng 2 điểm so với cuộc thăm dò hồi tháng 12/2016 và cũng là con số cao nhất kể từ quý IV/2015.
Các doanh nghiệp Nhật Bản dự đoán đồng USD trung bình sẽ ở mức 108,43 yen trong tài khóa bắt đầu từ ngày 1/4/2017.
Đồng Yên đã giảm giá khoảng 10% so với đồng USD kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016, trước những đồn đoán ngày càng gia tăng rằng sự chênh lệch về lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ sẽ còn nới rộng hơn.
Trong khi BoJ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại hướng đến tăng lãi suất. Đồng yen suy giảm sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu của đất nước Mặt trời mọc.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất Nhật Bản cũng tỏ ra thận trọng đối với triển vọng tăng trưởng, phần lớn do những bất ổn xung quanh các chính sách kinh tế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp dụng.
Các doanh nghiệp lớn ở tất cả các ngành dự kiến sẽ chỉ tăng trung bình 0,6% mức đầu tư vào tư liệu sản xuất/tài sản cố định trong tài khóa này.
Hiện nay, Nhật Bản vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, do tình trạng giảm phát kéo dài nhiều năm và tăng trưởng “uể oải.”
Kể từ khi lên nhậm chức, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tung ra kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mang tên Abenomics. Tuy nhiên, kế hoạch này mới chỉ tạo đà phục hồi cho thị trường chứng khoán và gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp, song lại chưa mang lại hiệu quả thực sự cho toàn bộ nền kinh tế.
Các doanh nghiệp Nhật Bản dự đoán đồng USD trung bình sẽ ở mức 108,43 yen trong tài khóa bắt đầu từ ngày 1/4/2017.
Đồng Yên đã giảm giá khoảng 10% so với đồng USD kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016, trước những đồn đoán ngày càng gia tăng rằng sự chênh lệch về lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ sẽ còn nới rộng hơn.
Trong khi BoJ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại hướng đến tăng lãi suất. Đồng yen suy giảm sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu của đất nước Mặt trời mọc.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất Nhật Bản cũng tỏ ra thận trọng đối với triển vọng tăng trưởng, phần lớn do những bất ổn xung quanh các chính sách kinh tế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp dụng.
Các doanh nghiệp lớn ở tất cả các ngành dự kiến sẽ chỉ tăng trung bình 0,6% mức đầu tư vào tư liệu sản xuất/tài sản cố định trong tài khóa này.
Hiện nay, Nhật Bản vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, do tình trạng giảm phát kéo dài nhiều năm và tăng trưởng “uể oải.”
Kể từ khi lên nhậm chức, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tung ra kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mang tên Abenomics. Tuy nhiên, kế hoạch này mới chỉ tạo đà phục hồi cho thị trường chứng khoán và gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp, song lại chưa mang lại hiệu quả thực sự cho toàn bộ nền kinh tế.