Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ số
Theo báo cáo do Hãng tư vấn Bain & Company kết hợp với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thực hiện, ứng dụng blockchain có thể mang lại lợi ích về thương mại lên đến 1.000 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, dưới tác động của làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ chuỗi khối blockchain đã nổi lên như một “thế lực mới”, có khả năng định hình lại toàn bộ các ngành công nghiệp, cũng như kiến tạo nhiều việc làm mới trong khu vực ASEAN.
Theo báo cáo vừa được công bố do hãng tư vấn Bain & Company kết hợp với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thực hiện, ứng dụng blockchain có thể mang lại lợi ích về thương mại lên đến 1.000 tỷ USD, chủ yếu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Đây là những đối tượng thường bị yếu thế khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng mặc dù có rất nhiều tiềm năng phát triển.
Báo cáo mang tên “Công nghệ thương mại: Một thời đại mới của thương mại và chuỗi cung ứng tài chính” cho rằng một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất của blockchain hiện nay là công nghệ phân phối sổ cái (DLT).
Theo báo cáo vừa được công bố do hãng tư vấn Bain & Company kết hợp với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thực hiện, ứng dụng blockchain có thể mang lại lợi ích về thương mại lên đến 1.000 tỷ USD, chủ yếu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Đây là những đối tượng thường bị yếu thế khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng mặc dù có rất nhiều tiềm năng phát triển.
Báo cáo mang tên “Công nghệ thương mại: Một thời đại mới của thương mại và chuỗi cung ứng tài chính” cho rằng một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất của blockchain hiện nay là công nghệ phân phối sổ cái (DLT).
Công nghệ này góp phần quan trọng vào quá trình thu hẹp khoảng cách về thương mại trên toàn thế giới và giúp biến những giao dịch thương mại tưởng như không thể trở thành có thể. Những tác động tích cực của DLT được cảm nhận rõ nhất ở các thị trường mới nổi và các SME. Điều này cho thấy “sức với” của blockchain đã vượt ra khỏi “cái bóng” của các doanh nghiệp lớn, hay những thị trường đã phát triển.
Ứng dụng blockchain có thể thúc đẩy chuỗi cung ứng và thị trường vốn, tạo điều kiện tăng cường tính minh bachj. Sự thiếu hụt về tài chính thương mại toàn cầu hiện ở mức 1.500 tỷ USD, tương đương 10% khối lượng hàng hoá thương mại và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng đến 2.400 tỷ USD vào năm 2025, theo tính toán của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Ứng dụng blockchain có thể thúc đẩy chuỗi cung ứng và thị trường vốn, tạo điều kiện tăng cường tính minh bachj. Sự thiếu hụt về tài chính thương mại toàn cầu hiện ở mức 1.500 tỷ USD, tương đương 10% khối lượng hàng hoá thương mại và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng đến 2.400 tỷ USD vào năm 2025, theo tính toán của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Tuy nhiên, nếu như DLT được sử dụng rộng rãi hơn, theo báo cáo của Bain & Company và WEF, khoảng trống này sẽ thu hẹp xuống chỉ còn 1.000 tỷ USD, vì DLT sẽ giúp tạo ra những hợp đồng thông minh và những cơ chế thông quan một cửa, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro về tín dụng, chi phí thấp hơn cũng như loại bỏ các rào cản về thương mại.
Giám đốc phụ trách chuỗi cung ứng và vận tải của WEF -Wolfgang Lehmacher- cho rằng: “Việc đưa vào áp dụng những giải pháp dựa trên nền tảng blockchain sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các SME tại những nền kinh tế đang phát triển, hơn là những biện pháp hiện nay như loại bỏ các rào cản thuế quan và đóng cửa giao dịch thương mại”.
Giám đốc phụ trách chuỗi cung ứng và vận tải của WEF -Wolfgang Lehmacher- cho rằng: “Việc đưa vào áp dụng những giải pháp dựa trên nền tảng blockchain sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các SME tại những nền kinh tế đang phát triển, hơn là những biện pháp hiện nay như loại bỏ các rào cản thuế quan và đóng cửa giao dịch thương mại”.
Chính vì vậy, theo ông Gerry Mattios, Phó Chủ tịch của Bain & Company, để có thể tận dụng triệt để những tiềm năng mà blockchain mang lại, ngay từ đầu, các chính phủ và tổ chức kinh tế cần cung cấp một ngưỡng hỗ trợ công nghệ nhất định cho các SME, để từ đó họ hình thành nền tảng kỹ thuật số phục vụ quá trình hoạt động.
Điều quan trọng này có thể giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro của chính mình ngay từ những ngày hoạt động đầu tiên và để làm được điều đó đòi hỏi vai trò rất lớn của các tổ chức quốc tế trong việc thúc đẩy đối thoại và xây dựng các chương trình nâng cao năng lực, kỹ năng.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN về việc làm thế nào các doanh nghiệp SME của Việt Nam có thể tận dụng được những lợi thế về phát triển công nghệ giữa bối cảnh nguồn vốn tiếp cận thiếu thốn, ông Gerry Mattios nói: “Tôi cho rằng việc huy động vốn là khó khăn chung của các SME, cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp trên toàn thế giới.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN về việc làm thế nào các doanh nghiệp SME của Việt Nam có thể tận dụng được những lợi thế về phát triển công nghệ giữa bối cảnh nguồn vốn tiếp cận thiếu thốn, ông Gerry Mattios nói: “Tôi cho rằng việc huy động vốn là khó khăn chung của các SME, cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, tin tốt lành là hiện giờ trên thế giới, hoặc tại các tổ chức quốc tế, có rất nhiều nguồn vốn được lập ra để ưu tiên hỗ trợ phát triển cho các SME trong quá trình đổi mới, sáng tạo. Vấn đề là làm thế nào để những doanh nghiệp đó được lựa chọn.
Tôi cho rằng các chính phủ và tổ chức thương mại thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc này. Chúng ta cần có một lộ trình cụ thể để phát triển trong thời đại số hoá, đồng hành cùng những suy nghĩ tốt và tích cực. Theo tôi, chính phủ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực nhằm giúp các SME trở nên lớn mạnh”.
Nhà lãnh đạo này cũng cho rằng “một cây làm chẳng nên non”, nên chính phủ và các chủ thể trong nền kinh tế cần phải cùng hợp tác và nỗ lực thực hiện tiến trình này.
Nhà lãnh đạo này cũng cho rằng “một cây làm chẳng nên non”, nên chính phủ và các chủ thể trong nền kinh tế cần phải cùng hợp tác và nỗ lực thực hiện tiến trình này.