Các đợt bùng dịch COVID-19 khiến kinh tế Trung Quốc chững lại đáng kể
So với quý gần nhất, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khiêm tốn chỉ 1,6% khi mà các đợt bùng dịch dẫn đến các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo gây tổn hại đến tiêu dùng người dân.
Tăng trưởng GDP Trung Quốc quý 4/2021 chững lại còn 4,0%, tính cả năm 2021, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng được 8,1%. Việc đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc bùng phát và sự suy giảm của ngành bất động sản không khỏi cản trở quá trình tăng trưởng kinh tế.
Như vậy con số thống kê mới nhất của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cao hơn dự báo 3,3% với quý 4/2022 và 7,9% của cả năm 2021 theo khảo sát của Nikkei thực hiện với các chuyên gia kinh tế trước đó.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 4/2021 như vậy đã giảm đáng kể so với mức 4,9% của quý 3/2021, thấp nhất tính từ ngưỡng 3,2% trong quý 2/2020 khi mà Trung Quốc đang trải qua các đợt bùng dịch COVID-19 căng thẳng của năm đại dịch thứ nhất.
Còn nếu so với quý gần nhất, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khiêm tốn chỉ 1,6% khi mà các đợt bùng dịch dẫn đến các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo gây tổn hại đến tiêu dùng người dân. Cùng lúc đó, việc vỡ nợ của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc, đặc biệt phải kể đến Evergrande gây tổn hại đến niềm tin của người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản.
Tăng trưởng kinh tế chững lại sẽ dẫn đến việc giới chức Trung Quốc buộc phải hỗ trợ chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa, các chuyên gia kinh tế dự đoán, vào tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ đảm bảo ổn định.
Bắc Kinh có thể yên tâm nhờ vào việc nhu cầu bên ngoài với hàng hóa Trung Quốc tăng đẩy cao thặng dư thương mại lên mức kỷ lục 676,4 tỷ USD trong năm 2021, tăng khoảng 30% so với năm trước đó. Nền kinh tế của các nước đối tác thương mại của Trung Quốc hồi phục đáng kể. Xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trưởng khoảng 30%.
Theo số liệu của DHgate, doanh nghiệp vận hành sàn thương mại điện tử liên biên giới chuyên phục vụ cho các doanh nghiệp bán buôn công bố các thiết bị gia dụng, đồ chơi và các sả phẩm thể thao thuộc nhóm hàng hóa tăng trưởng tốt trên nền tảng của doanh nghiệp vào năm ngoái. Nhà sáng lập kiêm CEO của Dhgate công bố sẽ dựa vào sự vững vàng của chuỗi cung ứng Trung Quốc nhằm phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp quy mô vừa và trung bình.
Đối với năm 2022, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tốc còn 4,9%.
Từ đầu tháng 1/2022, chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đã bắt đầu lên kế hoạch kinh tế cho năm 2022, họ đặt ra những mục tiêu từ vừa phải cho đến vô cùng tham vọng, đồng thời các mục tiêu này cũng cho thấy những thông điệp rõ ràng về mục tiêu tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Theo công bố chính thức mới đây, chính quyền Bắc Kinh và Hồ Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 5% và 7%. Trước đại dịch COVID-19, mức tăng trưởng của 2 khu vực này lần lượt đạt 6,1% và 7%.
Sau những tuyên bố gần đây của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh khẳng định rằng việc đảm bảo ổn định là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Chính quyền tỉnh Hồ Nam trong khi đó cho biết họ đã tính đến cả các lợi ích và tiềm năng, tính toán đến những khó khăn và thách thức, tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ vọng, tăng cường niềm tin và giúp huy động nguồn lực cần thiết.
Trung Quốc thường công bố mục tiêu tăng trưởng GDP vào tháng 3 hàng năm. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, mức sàn tăng trưởng kinh tế của năm 2022 ước tính khoảng 5% khi mà chính phủ Trung Quốc đang cố gắng cân bằng giữa tham vọng muốn kiềm chế đà tăng nóng của lĩnh vực bất động sản và nhu cầu đảm bảo ổn định.
Chính quyền tỉnh Hồ Nam ước tính rằng kinh tế tỉnh tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm ngoái, thấp hơn mục tiêu tăng trưởng 7% được lập ra cho cả năm. Trong 3 quý đầu năm 2021, GDP tăng trưởng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, như vậy rõ ràng kinh tế tỉnh Hồ Nam chững lại đáng kể trong quý cuối cùng của năm.
Trung Quốc đương đầu với khó khăn chưa từng có trong việc ổn định thương mại vào năm sau bởi điều kiện thuận lợi để tăng xuất khẩu như năm nay sẽ không thể duy trì được, theo quan chức cấp cao Bộ Thương mại Trung Quốc được Bloomberg dẫn lời.
Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc, ông Ren Hongbin, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh gần đây cho rằng tăng trưởng xuất khẩu sẽ có thể chững lại khi mà các nước cùng cạnh tranh nhau về năng lực sản xuất, đồng thời lạm phát đẩy cao giá trị xuất khẩu đang dịu đi. Việc xuất khẩu tăng trưởng mạnh cũng khiến cho nền so sánh của năm 2022 cao hơn.