Các đợt bùng dịch mới cản trở quá trình phục hồi của kinh tế Đông Nam Á

Theo Nhật Đăng/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Trong 3 tháng đầu năm 2021, Thái Lan trở thành nền kinh tế thứ 4 trong 6 nền kinh tế lớn trong khu vực đương đầu với tình trạng suy giảm kinh tế kéo dài.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Tác động của đại dịch Covid-19 kéo dài đã làm trì hoãn quá trình phục hồi kinh tế tại khu vực Đông Nam Á. Trong 3 tháng đầu năm 2021, Thái Lan trở thành nền kinh tế thứ 4 trong 6 nền kinh tế lớn trong khu vực đương đầu với tình trạng suy giảm kinh tế kéo dài.

Các ổ dịch Covid-19 mới trong khu vực đang ảnh hưởng đến dự báo kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á.

Hội đồng phát triển kinh tế và xã hội Thái Lan (NESDC) công bố kinh tế Thái Lan tăng trưởng âm 2,6% trong quý đầu của năm. Như vậy, kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng âm đến 4 quý liên tiếp, dù vậy mức suy giảm này thấp hơn dự báo âm 4,2% trong quý 4/2020.

Nếu so với quý gần nhất, kinh tế Thái Lan tăng trưởng chỉ 0,2%. NESDC hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan từ ngưỡng 2,5-3,5% xuống 1,5-2,5%. Dự báo đầu tiên được đưa ra vào tháng 11/2020 ước tính từ 3,5-4,5%.

“Đại dịch cần phải được kiểm soát từ tháng 6/2021. Quá trình tiêm vắc xin Covid-19 suôn sẻ sẽ là yếu tố quan trọng giúp kinh tế Thái Lan tăng trưởng”, ông nói.

Trong quý đầu của năm, Thái Lan đã trải qua đợt dịch thứ 2 và thứ 3. Làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 bắt đầu từ giữa tháng 12/2020 và kéo dài cho đến đầu tháng 2/2021, các nhà hàng tại nhiều địa điểm của Bangkok vì vậy phải rút ngắn thời gian hoạt động. 

Nhiều hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro lây nhiễm Covid-19 ví như quán bar, quán rượu và mát xa vốn được coi như dễ gây lây nhiễm Covid-19 đã bị yêu cầu phải đóng cửa.

Làn sóng dịch thứ 3 bắt đầu vào cuối tháng 3/2021, tác động của nó lên quý đầu tiên ít hơn. Tuy nhiên, làn sóng dịch thứ 3 này lại là làn sóng tồi tệ nhất ảnh hưởng đến Thái Lan.

Các nhà hàng tại khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 đã chỉ được cho phép phục vụ đồ ăn mang về. Đồng thời, người dân tại các khu vực bị yêu cầu hạn chế đi lại liên tỉnh cũng như làm việc tại nhà càng nhiều càng tốt.

Khi ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống quá khó khăn, chính phủ Thái Lan bắt đầu chấp thuận cho phép hoạt động trở lại từ ngày thứ Hai, kể cả tại những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Dù vậy, doanh thu của ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn ở mức thấp bởi công suất chỗ ngồi được giới hạn tối đa 25%. Tác động kinh tế của đợt dịch thứ 3 này sẽ rõ ràng hơn trong con số GDP công bố của quý 2/2021.

Các biện pháp hạn chế đã làm giảm đi tiêu dùng cá nhân; mức chi tiêu của người dân giảm 0,5% trong quý đầu năm. Việc thiếu vắng khách du lịch khiến cho ngành dịch vụ tại Thái Lan vô cùng khó khăn. 

Dù rằng chính phủ Thái Lan sẵn sàng mở cửa đón du khách, làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 3 đã làm gián đoạn việc này. Xuất khẩu dịch vụ, trong đó có tính đến chi tiêu của người không mang quốc tịch Thái Lan như du khách, giảm đến 63,5% trong khoảng thời gian 3 tháng kết thúc vào tháng 3/2021. Xuất khẩu hàng hóa trong 4 quý đầu năm tăng trưởng lần đầu tiên, mức tăng đạt 3,2%.

Trong khi đó, kinh tế Singapore và Việt Nam là 2 nền kinh tế duy nhất tăng trưởng trong ASEAN, mức tăng lần lượt đạt 0,2% và 4,5%. Chuyên gia kinh tế tại Oxford Economics, bà Sung Eun Jung, nhận xét: “Cả hai nền kinh tế này đã hưởng lợi từ sản lượng ngành sản xuất tăng cao và việc thương mại phục hồi. Đồng thời họ cũng có thành tích chống dịch Covid-19 tốt, điều này sẽ giúp đảm bảo cho quá trình phục hồi của nhu cầu nội địa”.

Đối với phần lớn các nước ASEAN, quý 2/2020 là quý đầu tiên mà các nền kinh tế sẽ thực sự gánh chịu tác động từ đại dịch Covid-19. Bởi yếu tố nền so sánh thấp, các nền kinh tế khu vực sẽ dễ có tăng trưởng GDP cao trong quý hiện tại.

Tuy nhiên, tương lai hiện vẫn u ám do virus đang bùng phát trên khắp khu vực. Sân bay Changi của Singapore đang phát hiện đợt bùng dịch mới. Người dân Singapore hiện chỉ được phép tụ tập 2 người, giảm hơn rất nhiều so với con số 5 người trước đây. Nhà hàng sẽ chỉ được hạn chế với đồ ăn mang về.