Các khoản cho vay của Trung Quốc xô đẩy nhiều nước châu Phi rơi vào bẫy nợ?
Bắc Kinh đã cho cho các nước trên lục địa đen vay hàng tỷ đô la để xây dựng đường sắt, đường cao tốc và sân bay nhưng liệu các khoản vay này có bền vững?
Khi Clement Mouamba đến Bắc Kinh năm ngoái, ông có hai nhiệm vụ chính. Thủ tướng nước Cộng hòa Congo này cần tìm hiểu chính xác đất nước ông nợ Trung Quốc bao nhiêu, đồng thời, ông cũng cần thuyết phục Bắc Kinh cơ cấu lại tiền cho vay để đảm bảo tính bền vững của các khoản nợ.
Trung Quốc hiện là quốc gia cho vay song phương lớn nhất của chính quyền Mouamba. Đất nước này, nơi phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ dầu mỏ, đã phải nhờ tới Trung Quốc và các công ty dầu mỏ tư nhân để tài trợ cho chính phủ khi giá dầu năm 2014 giảm từ mức 100 USD / thùng xuống mức thấp nhất 30 USD/ thùng.
Các nhà kinh tế cho rằng các quốc gia trên lục địa đen này đang phải chịu những gánh nặng với mức nợ phi thực tế, đối với cơ sở hạ tầng được Trung Quốc hậu thuẫn và xây dựng mà thiếu sự minh bạch và xem xét kỹ lưỡng.
Nhưng các nhà kinh tế Trung Quốc cũng nói rằng các quốc gia phương Tây phải chịu một số trách nhiệm cho các quốc gia châu Phi này về vấn đề nợ nần và rằng sự hỗ trợ mà Trung Quốc đưa ra sẽ có lợi cho các nước này trong dài hạn.
Cộng hòa Congo kể từ đó đã cơ cấu lại các khoản vay từ Trung Quốc, chiếm tới khoảng một phần ba, tương đương 2,5 tỷ đô la Mỹ các của khoản nợ Congo, bằng cách kéo dài thời gian trả nợ thêm 15 năm.
Một số quốc gia châu Phi khác cũng phải đang vật lộn để thỏa thuận với Bắc Kinh nhằm cơ cấu lại các khoản vay. Ethiopia đã được xóa một phần các khoản nợ với Trung Quốc và đạt được các điều khoản nới lỏng cho khoản vay 3,3 tỷ USD, để xây dựng tuyến đường sắt, trong khi Zambia cũng đang muốn Trung Quốc nới lỏng các điều khoản tương tự cho các khoản vay được sử dụng để xây dựng sân bay và đường cao tốc.
Các thỏa thuận của Trung Quốc với châu Phi
Đầu những năm 1990, khi Trung Quốc hợp tác với châu Phi một lần nữa sau nhiều năm bị cô lập với thế giới bên ngoài, nhà sản xuất khổng lồ đầy tham vọng này đã gặp bất lợi nghiêm trọng trong cuộc đua về nguyên liệu thô và thị trường cho hàng công nghiệp.
Các cường quốc thuộc địa cũ của phương Tây đã đi trước một bước và thực hiện các thỏa thuận cho nhiều dự án khai mỏ và dự trữ lớn nhất Châu Phi, từ nhiên liệu hóa thạch đến khoáng sản.
Và, Trung Quốc cần các chiến lược mới để thuyết phục các chính phủ châu Phi cho phép họ tiếp cận với nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp và cho phép các sản phẩm của mình được tiếp cận với thị trường Châu Phi.
Trung Quốc cũng muốn thách thức sự thống trị của Mỹ trong thương mại và chính trị toàn cầu, vì vậy họ đã trợ giúp các đồng minh ở châu Phi để giúp nước này thúc đẩy tính hợp pháp chính trị trong các thể chế quốc tế.
Vào thời điểm đó, nhiều nhà lãnh đạo châu Phi cũng đang cần tự do hóa nền kinh tế của họ. Cách tiếp cận của Trung Quốc là hứa sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của từng quốc gia và bảo đảm với các nước châu Phi rằng họ có thể nhận được hàng tỷ đô la để đổi lấy việc cung cấp khoáng sản trong tương lai thông qua các thỏa thuận hỗ trợ tài nguyên.
Trong nỗ lực thúc đẩy các thỏa thuận, Trung Quốc hứa sẽ cho các nước châu Phi vay tiền để xây dựng đường sắt, cầu, đường cao tốc, sân bay và các đập thủy điện.
Nhưng Bắc Kinh cũng có những điều khoản tài chính ràng buộc, đảm bảo rằng các nước vay từ Trung Quốc phải sử dụng các nhà thầu Trung Quốc để thực hiện các dự án thay vì để đấu thầu bên ngoài.
Ngoài ra, nhiều thỏa thuận xây dựng dựa trên các điều kiện tài chính, kỹ thuật và môi trường không khách quan, với việc các công ty nhà nước Trung Quốc vừa làm chủ dự án, đồng thời cũng là bên nghiên cứu và khảo sát tính khả thi kỹ thuật, đánh giá tác động môi trường và nghiên cứu khả năng tài chính.
Ví dụ, ở Kenya, Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc đã tiến hành một nghiên cứu tính khả thi miễn phí được sử dụng trong việc xây dựng chính các tuyến đường sắt mà các công ty Trung Quốc thực hiện.
Ngược lại, Ngân hàng Thế giới và tổ chức tiền tệ thế giới IMF, yêu cầu các nghiên cứu đó phải được thực hiện bởi một nhà tư vấn độc lập chứ không phải bởi chính công ty thực hiện dự án.
Đối với nhiều đối tác châu Phi mới của Trung Quốc, những thỏa thuận này của Trung Quốc - từ các điều khoản cho vay dễ dàng, đến đấu thầu không cạnh tranh và các hợp đồng không rõ ràng - đã dẫn đến những vấn đề mới - những vấn đề liên quan tới tham nhũng và quản lý yếu kém.
Một số nhà kinh tế, cả ở phương Tây và ở các nước châu Phi, đều cho rằng có một chiến lược bẫy nợ, nhằm thúc đẩy kinh doanh và gây ảnh hưởng quốc tế của Bắc Kinh, nhưng không có bằng chứng nào chi tiết cho thấy Trung Quốc cố tình đẩy các quốc gia khác vào nợ để chiếm đoạt tài sản hoặc đạt được ảnh hưởng.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số quốc gia đang gặp phải khó khăn với các khoản nợ mới, và có những dấu hỏi về khả năng tồn tại của nhiều dự án mà Trung Quốc đang tài trợ.
Mối quan tâm lớn nhất là một số quốc gia châu Phi sẽ bị bỏ lại với những khoản nợ khổng lồ và cơ sở hạ tầng hoành tráng mà họ không có đủ chi phí để duy trì và điều hành nhằm thu lại lợi nhuận...
Như vậy, bạn đã vay tiền để mua một chiếc ô tô hạng sang, nhưng bạn lại không có đủ tiền để đổ xăng hay bảo dưỡng...”
Ông Obert Hodzi - Đại học Helsinki, Phần Lan.
Obert Hodzi, một chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Helsinki ở Phần Lan, cho biết tuyến đường sắt Addis Ababa-Djibouti và đường sắt Mombasa-Nairobi là những ví dụ điển hình của các dự án lớn được tài trợ bởi các điều khoản vay cho dễ dàng từ Trung Quốc nhưng không bền vững và điều đó đã buộc các đối tác châu Phi phải quay trở lại tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Nhưng các quan chức Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng phần lớn đều tuân theo yêu cầu của các nước sở tại, đồng thời bổ sung rằng có thể mất thời gian để các dự án mang lại lợi nhuận.
Huang Xue Khánh, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Nairobi, cho biết “các dự án đều là những tài sản hợp lệ với giá trị sẽ tăng lên theo thời gian”
“Vì vậy, về lâu dài, nó có lợi cho các nước sở tại. Giống như khi những người trẻ tuổi mua một ngôi nhà có thế chấp, họ có thể phải chịu một số khoản nợ, nhưng họ có một nơi để sống riêng của họ”, ông Huang nói.
Trung Quốc có thực sự phải chịu trách nhiệm
Cơ sở hạ tầng kém phát triển là một nút thắt đang kìm hãm sự phát triển của Châu Phi. Cho đến ngày nay, vẫn còn rất nhiều quốc gia châu Phi, mặc dù ở cùng trên lục địa, nhưng không được trực tiếp kết nối với các đường bay, đường sắt hoặc thậm chí là đường bộ. Bạn phải bay đến Paris hoặc Zurich để đến một số nước châu Phi.
“Khi đưa ra quyết định đầu tư, phía Trung Quốc, cùng với các nước tiếp nhận, thực hiện các nghiên cứu và đánh giá khả thi nghiêm ngặt. Chúng tôi làm mọi việc theo khả năng của mình”, cô nói.
“Vấn đề nợ của châu Phi không phải tới ngày hôm nay mới xuất hiện, chỉ có một ít do phía Trung Quốc gây ra. Người dân châu Phi biết ai mới thưc sự là người khởi xướng nợ châu Phi”. Một nhà ngoại giao Trung Quốc đã nói
“Phương Tây đổ lỗi cho Trung Quốc rất nhiều trong việc làm trầm trọng thêm vấn đề nợ nần ở một số nước châu Phi”, theo Li An Sơn, từ Trung tâm Nghiên cứu Châu Phi của Đại học Bắc Kinh.
Ông trích dẫn các trường hợp Liberia và Cộng hòa Dân chủ Congo, hai quốc gia có quan hệ chặt chẽ với phương Tây trong nhiều năm nhưng hiện nay vẫn đang chịu tàn phá bởi chiến tranh và nghèo đói mặc dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn.
“Quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Phi đã diễn ra khá lâu. Có quốc gia châu Phi nào đã nghèo hơn vì thỏa thuận với Trung Quốc không?”. Ông nói
“Trung Quốc cố gắng phân biệt chính mình với các nhà tài trợ phương Tây bằng cách giảm các điều kiện không liên quan đến khoản vay. Trung Quốc cũng thực hành chính sách không can thiệp, vì vậy việc một quốc gia quản lý tài nguyên của mình, đối xử với người dân hoặc triển khai tài chính của họ được coi là nội bộ” , Gyude Moore, cựu bộ trưởng các công trình công cộng của Liberia đã nói
Vì vậy, các khoản vay của Trung Quốc được đàm phán nhanh hơn và ít chú trọng hơn vào việc quản lý tài chính công.
Moore, hiện là thành viên thỉnh giảng tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu, cho biết đã có sự đánh đổi trong những tình huống như vậy.
“Nếu các khoản vay nhanh chóng – tất nhiên sẽ không nghiêm ngặt. Lựa chọn dự án của Trung Quốc trộn lẫn chính trị với những cân nhắc kinh tế. Vì vậy, khi một dự án có thể không có nhiều ý nghĩa kinh tế về kinh tế, nó có thể phải trả nợ bằng chính trị” ông nói.
David Shinn, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học George Washington ở Washington, đồng ý rằng việc Trung Quốc đã thiếu minh bạch với các khoản cho vay là một vấn đề lớn và làm tăng nguy cơ tham nhũng ở cả hai bên, châu Phi và Trung Quốc. Nhưng ông cũng nói rằng trong một số trường hợp, các chính phủ châu Phi đã đàm phán kém.
“Tôi nghĩ rằng, đây là trách nhiệm của chính phủ châu Phi. Tôi không tin rằng Trung Quốc đang cố tình khuyến khích các khoản nợ của châu Phi để có được đòn bẩy”, ông Shinn nói.
Trên thực tế, Trung Quốc đang trở nên cẩn thận hơn trong việc cho vay vì lo ngại rằng họ đã cung cấp quá nhiều tiền cho một số nước châu Phi.
Huang Hongxiang, giám đốc của China House, một công ty tư vấn có trụ sở tại Nairobi, đồng ý rằng chính phủ Trung Quốc rõ ràng hơn về các dự án ở châu Phi nhưng các nước châu Phi cũng cần có vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo các thỏa thuận tốt hơn.
“Bạn nói về khả năng thương mại, trách nhiệm, minh bạch và quản trị, tôi tin rằng trách nhiệm không thuộc về Trung Quốc, Mỹ hay phương Tây mà nằm trong tay các nước châu Phi”, ông nói.
“Việc thiếu kế hoạch và minh bạch sẽ tạo ra rủi ro mặc định và các nước châu Phi sẽ là quốc gia chịu thiệt hại”. Ông nói.