Các ngân hàng Việt Nam sắp có bộ “quy tắc ứng xử”
(Tài chính) Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang ngồi lại với nhau để hoàn thiện bản “quy tắc ứng xử và thông lệ thị trường”, về kỹ năng chuyên môn, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Bản quy tắc này được xây dựng với mục đích cung cấp cho các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng những nguyên tắc và thông lệ tốt nhất khi thực hiện giao dịch.
Một nguyên tắc và đạo đức được nhấn mạnh trong dự thảo bản quy tắc là yêu cầu bảo mật, được giải thích nhằm giúp duy trì và thúc đẩy sự phát triển một thị trường ngoại tệ chuyên nghiệp và hiệu quả.
Theo đó, thành viên tham gia thị trường khi thực hiện các giao dịch ngoại tệ không được phép tiết lộ thông tin cho các bên không liên quan. Các thành viên tham gia thị trường cũng phải có biện pháp kiểm soát việc sử dụng thông tin mật trong phạm vi nội bộ của tổ chức mình, đồng thời ngăn chặn việc rò rỉ thông tin giữa các phòng ban.
Các thành viên tham gia thị trường cần bảo đảm nhân viên của họ hiểu rõ các nguyên tắc bảo mật và có các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn việc thông tin mật bị tiết lộ ra bên ngoài.
Một số nguyên tắc được dẫn cụ thể để ngăn ngừa việc vi phạm nguyên tắc bảo mật nói trên.
Đó là yêu cầu phòng giao dịch phải tách biệt với các phòng ban khác, phải có cửa khóa và kiểm soát việc ra vào; ban lãnh đạo cần hạn chế người ngoài vào phòng giao dịch, trong trường hợp có khách tham quan phòng giao dịch, giao dịch viên phải đi cùng với khách và thời gian lưu lại trong phòng không quá lâu; chỉ những người có phận sự mới được vào phòng giao dịch; người ngoài, khi được đào tạo tại phòng giao dịch, phải ký giấy cam kết bảo mật.
Trong quá trình tác nghiệp, các giao dịch viên không sử dụng loa ngoài khi trao đổi điện thoại để tránh bên thứ ba nghe được thông tin mật; các giao dịch viên cần thận trọng khi thảo luận các vấn đề mang tính bảo mật ở nơi công cộng hay tại các cuộc gặp gỡ xã giao nhằm tránh trường hợp người khác nghe được các mẫu đối thoại đó.
Ngoài ra, các thành viên tham gia thị trường phải có quy trình trong việc xử lý các thông tin mật. Các quy trình này phải đề cập đến các giải pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp rò rỉ thông tin. Ban lãnh đạo của thành viên tham gia thi trường có trách nhiệm phải hành động kịp thời nhằm khắc phục các tình huống dẫn tới việc vi phạm tính bảo mật.
Dự thảo bản quy tắc cũng tập trung vào một nội dung khác thường trên thị trường Việt Nam thời gian qua, đó là tin đồn, thông tin sai lệch và các hành vi lừa đảo.
Theo đó, các thành viên tham gia thị trường không được cố ý truyền bá tin đồn hay thông tin sai lệch nhằm gây hiểu nhầm cho các thành viên khác, hoặc nhằm trục lợi cho bản thân.
Các thành viên tham gia thị trường nên cân nhắc và quyết định thận trọng khi xử lý các nguồn thông tin trên.
Việc ngăn ngừa các hành vi lừa đảo trong kinh doanh ngoại tệ cũng là nghĩa vụ của các thành viên tham gia thị trường. Do đó, tất cả các nhân viên phải luôn cảnh giác đối với các trường hợp đáng ngờ, đặc biệt trong các trường hợp: các giao dịch không được thực hiện thông qua đường điện thoại cố định không có chức năng ghi âm hoặc qua điện thoại di động; các chỉ dẫn thanh toán khác thường so với chỉ dẫn thanh toán chuẩn (standard settlement instructions - SSI); tiền được yêu cầu thanh toán cho bên thứ ba, không phải là đối tác giao dịch; không thể xác nhận chi tiết của giao dịch sau khi thực hiện giao dịch.
“Chắc chắn các trường hợp trên không phải là danh sách đầy đủ, vì vậy các thành viên tham gia thị trường cần luôn cảnh giác để phát hiện hành vi lừa đảo và phổ biến/hướng dẫn cho nhân viên của họ hiểu rõ về vấn đề này” dự thảo bản quy tắc khuyến nghị.
Một nguyên tắc và đạo đức được nhấn mạnh trong dự thảo bản quy tắc là yêu cầu bảo mật, được giải thích nhằm giúp duy trì và thúc đẩy sự phát triển một thị trường ngoại tệ chuyên nghiệp và hiệu quả.
Theo đó, thành viên tham gia thị trường khi thực hiện các giao dịch ngoại tệ không được phép tiết lộ thông tin cho các bên không liên quan. Các thành viên tham gia thị trường cũng phải có biện pháp kiểm soát việc sử dụng thông tin mật trong phạm vi nội bộ của tổ chức mình, đồng thời ngăn chặn việc rò rỉ thông tin giữa các phòng ban.
Các thành viên tham gia thị trường cần bảo đảm nhân viên của họ hiểu rõ các nguyên tắc bảo mật và có các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn việc thông tin mật bị tiết lộ ra bên ngoài.
Một số nguyên tắc được dẫn cụ thể để ngăn ngừa việc vi phạm nguyên tắc bảo mật nói trên.
Đó là yêu cầu phòng giao dịch phải tách biệt với các phòng ban khác, phải có cửa khóa và kiểm soát việc ra vào; ban lãnh đạo cần hạn chế người ngoài vào phòng giao dịch, trong trường hợp có khách tham quan phòng giao dịch, giao dịch viên phải đi cùng với khách và thời gian lưu lại trong phòng không quá lâu; chỉ những người có phận sự mới được vào phòng giao dịch; người ngoài, khi được đào tạo tại phòng giao dịch, phải ký giấy cam kết bảo mật.
Trong quá trình tác nghiệp, các giao dịch viên không sử dụng loa ngoài khi trao đổi điện thoại để tránh bên thứ ba nghe được thông tin mật; các giao dịch viên cần thận trọng khi thảo luận các vấn đề mang tính bảo mật ở nơi công cộng hay tại các cuộc gặp gỡ xã giao nhằm tránh trường hợp người khác nghe được các mẫu đối thoại đó.
Ngoài ra, các thành viên tham gia thị trường phải có quy trình trong việc xử lý các thông tin mật. Các quy trình này phải đề cập đến các giải pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp rò rỉ thông tin. Ban lãnh đạo của thành viên tham gia thi trường có trách nhiệm phải hành động kịp thời nhằm khắc phục các tình huống dẫn tới việc vi phạm tính bảo mật.
Dự thảo bản quy tắc cũng tập trung vào một nội dung khác thường trên thị trường Việt Nam thời gian qua, đó là tin đồn, thông tin sai lệch và các hành vi lừa đảo.
Theo đó, các thành viên tham gia thị trường không được cố ý truyền bá tin đồn hay thông tin sai lệch nhằm gây hiểu nhầm cho các thành viên khác, hoặc nhằm trục lợi cho bản thân.
Các thành viên tham gia thị trường nên cân nhắc và quyết định thận trọng khi xử lý các nguồn thông tin trên.
Việc ngăn ngừa các hành vi lừa đảo trong kinh doanh ngoại tệ cũng là nghĩa vụ của các thành viên tham gia thị trường. Do đó, tất cả các nhân viên phải luôn cảnh giác đối với các trường hợp đáng ngờ, đặc biệt trong các trường hợp: các giao dịch không được thực hiện thông qua đường điện thoại cố định không có chức năng ghi âm hoặc qua điện thoại di động; các chỉ dẫn thanh toán khác thường so với chỉ dẫn thanh toán chuẩn (standard settlement instructions - SSI); tiền được yêu cầu thanh toán cho bên thứ ba, không phải là đối tác giao dịch; không thể xác nhận chi tiết của giao dịch sau khi thực hiện giao dịch.
“Chắc chắn các trường hợp trên không phải là danh sách đầy đủ, vì vậy các thành viên tham gia thị trường cần luôn cảnh giác để phát hiện hành vi lừa đảo và phổ biến/hướng dẫn cho nhân viên của họ hiểu rõ về vấn đề này” dự thảo bản quy tắc khuyến nghị.