Cấm đoán chỉ làm gia tăng sức mạnh cho Trung Quốc
Trong vài năm nữa, Washington có thể nhìn lại và nhận ra rằng những chính sách của mình không ngăn chặn sự phát triển công nghệ của Trung Quốc mà còn thúc đẩy nó.
Cú đòn lớn nhất với những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn Huawei tới từ Pháp, Đức và Anh quốc.
Những nước này kết luận rằng họ có thể giảm nhẹ rủi ro từ việc sử dụng các sản phẩm của tập đoàn viễn thông Trung Quốc bằng cách dùng thêm các sản phẩm của các nhà sản xuất khác bên cạnh Huawei, giữ cho hệ thống sử dụng thiết bị Huawei khó bị tác động, tiếp tục giám sát các hạ tầng mạng, và thiết kế những mạng lưới phụ có tính phục hồi nhanh để dễ dàng thay thế các thiết bị Trung Quốc, làm cho toàn bộ hệ thống không bị sụp đổ.
Các nước khác có vẻ cũng muốn sử dụng những quyết định như vậy làm cách thức để vượt qua những ép buộc từ Washington, mặc dù chính quyền của Tổng thống Trump trước đó đe dọa sẽ không tiếp tục chia sẻ thông tin tình báo nếu Paris, Berlin và London hành động như vậy.
Việc không sẵn lòng loại bỏ Huawei phần lớn tới từ yếu tố kinh tế. Với sự trợ giúp của chính phủ, một lịch sử sáng tạo, và sự đảm bảo về thị phần lớn trên thị trường nội địa Trung Quốc, Huawei có năng lực cung cấp dịch vụ và sản phẩm với mức giá thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh ở Châu Âu như Ericsson và Nokia. Cũng chưa có công ty Mỹ nào sản xuất các thiết bị để truyền phát tín hiệu giữa điện thoại di động với các tháp, hay vị trí mạng 5G.
Trên hết, các nước không hoàn toàn tin tưởng Mỹ. Ông Trump đã áp dụng các lệnh trừng phạt tương tự với ZTE vào tháng 4 năm ngoái, và cuối cùng bỏ chúng đi vào 3 tháng sau đó. Cuối cùng, vào cuộc họp G-20 vào tháng 6.2019 vừa qua trong cuộc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trump lại tuyên bố rằng các công ty Mỹ có thể bán thiết bị cho Huawei chừng nào sự chuyển giao không tạo ra một "vấn đề lớn khẩn cấp với đất nước".
Tuần vừa rồi, Bộ thương mại Mỹ đã tuyên bố sẽ cung cấp giấy phép cho các công ty bán sản phẩm cho Huawei mà không đe dọa tới an ninh quốc gia. Những chính phủ nước ngoài phải kết luận rằng chính quyền của ông Trump đang thổi phồng rủi ro của việc cộng tác với Huawei nhằm đạt được những nhượng bộ về thương mại, và họ cũng e ngại việc cấm cửa công ty này sẽ khiến Bắc Kinh trả đũa sau khi Washington đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Sự cảnh báo của Washington về hành vi gián điệp của Trung Quốc cũng đến từ việc hoài nghi sau khi có những tiết lộ của Edward Snowden, cựu điệp viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, rằng NSA đã khai thác các công ty công nghệ Mỹ nhằm ăn cắp thông tin từ các công dân và chính phủ nước ngoài.
Rất nhiều chính phủ cho rằng Bắc Kinh và Washington theo dõi họ, nhưng họ cũng tính tới lợi ích khi sử dụng công nghệ giá rẻ của Trung Quốc. Như Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã nhấn mạnh vào tháng 5, ông nói rằng đất nước của ông sẽ sử dụng các thiết bị của Huawei nhiều hết mức có thể: "Đúng, có thể có vài hoạt động theo dõi, nhưng liệu có gì để theo dõi ở Malaysia? Chúng tôi là một cuốn sách mở".
Quyết định đưa Huawei vào danh sách cấm của Bộ thương mại Mỹ là nỗ lực để Mỹ ứng phó với các chính phủ nước ngoài và trực tiếp với các khách hàng của công ty Trung Quốc. Ngay cả khi các quan chức quyết định rằng có thể xử lý những rủi ro, các nhà mạng cũng không thể sử dụng thiết bị của Huawei chừng nào việc tiếp cận các phần cứng quan trọng của Mỹ với họ vẫn chưa chắc chắn.
Ngăn chặn Huawei bằng cách nào?
Một trong những kết quả của lệnh cấm Huawei đã rõ ràng: Trung Quốc sẽ thua thiệt trong việc tự chủ về kỹ thuật. Sau khi ông Trump ký lệnh thực thi, ông Tập Cận Bình đã phát biểu: "Chỉ khi chúng ta có quyền sở hữu trí tuệ riêng và những công nghệ cốt lõi, thì chúng ta mới có thể sản xuất các sản phẩm với tính cạnh tranh cốt lõi và không bị thua thiệt trong một cuộc cạnh tranh dữ dội".
Huawei đang mở một viện nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Trong đó, họ sẽ đầu từ khoảng tiền khoảng 300 triệu USD cho mỗi 5 hay 10 năm. Còn Bộ Tài chính Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ cắt giảm thuế để hỗ trợ cho ngành công nghiệp bán dẫn và phần mềm.
Về dài hạn, lệnh cấm Huawei có thể làm gián đoạn hệ thống viễn thông tại Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Châu Âu và Đông Nam Á, làm cho việc toàn cầu hóa 5G chậm lại trong nhiều năm. Chắc chắc các công ty Mỹ cũng chịu thua thiệt. Huawei nói rằng có khoảng 1.200 công ty Mỹ đóng vai trò trong kênh cung cấp các sản phẩm cho Huawei. Lệnh cấm chắc chắc sẽ gây hại cho các công ty sản xuất thiết bị bán dẫn và các công cụ cần thiết để thiết kế vi mạch.
Một số lượng các công ty lớn tương đương cũng sẽ trở thành nạn nhân nếu Bắc Kinh quyết định trả đũa. Vào cuối tháng 5, chính phủ Trung Quốc tuyên bố cũng đưa ra một "danh sách các thực thể không đáng tin cậy" gồm các công ty nước ngoài và những cá nhân và sẽ tuyên bố các biện pháp đặc biệt để đối phó với họ trong tương lai. Những lệnh trừng phạt với các công ty Mỹ sẽ thúc đẩy các nước khác tự xây dựng ngành công nghiệp trong các lĩnh vực như bán dẫn mà Mỹ đang dẫn đầu.
Mỹ đúng khi lo ngại về những tham vọng công nghệ của Trung Quốc. Nhưng để thành công trong việc chống lại chúng, Washington cần nhìn nhận nó bằng cách chấp nhận công nghệ viễn thông của Huawei, các nhà hoạch định chính sách tại Châu Phi, Châu Âu và Mỹ Latinh đang có những tính toán hợp lý. Với rất nhiều nước, lợi ích từ công nghệ 5G nhanh chóng và rẻ vượt qua những rủi ro về an ninh mà Huawei có thể tạo ra.
Nếu Washington muốn thay đổi những tính toán đó, họ phải cung cấp cho bạn bè và đồng minh một lựa chọn đứng vững được về mặt tài chính, có thể bằng cách sử dụng Tập đoàn Phát triển Tài chính Quốc tế Mỹ (USIDFC) để cung cấp các khoản vay để cấp vốn mua các thiết bị của Ericsson hay Nokia.
Và khi cho rằng những mạng di động bị ảnh hưởng bởi những nhà cung cấp Trung Quốc dễ bị tấn công, Mỹ cần cùng với các đồng minh đẩy mạnh hệ thống của mình để chống lại các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc và các nước khác, đồng thời phát triển các tiêu chuẩn chung để thanh kiểm tra và phát triển các thiết bị 5G như tuyên bố chung được đưa ra bởi 30 nước tại Prague vào tháng 5.2019 vừa qua.
Để bổ sung thêm cho các nỗ lực ở nước ngoài, Mỹ cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển trong nội địa. Quốc hội Mỹ cần cung cấp tài chính cho các trung tâm nghiên cứu và phát triển 5G mới tại các trường đại học để tập trung vào vấn đề an ninh, lưu trữ, tính toán - các lĩnh vực mà Mỹ có lợi thế cạnh tranh. Mỹ cũng nên khuyến khích các trung tâm này bắt đầu nghiên cứu công nghệ 6G sẽ thay thế 5G trong vòng khoảng 15 năm tới.
Chính quyền của tổng thống Trump đã chọn cách chống lại ảnh hưởng số đang trỗi dậy của Trung Quốc bằng cách chuyển sang mặt trận kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Sự cách ly này có thể làm chậm tiến trình phát triển của Trung Quốc về mặt ngắn hạn nhưng cuối cùng sẽ làm cho đôi tay của Bắc Kinh trở nên mạnh mẽ hơn. Trong vài năm nữa, Washington có thể nhìn lại và nhận ra rằng những chính sách của mình không ngăn chặn sự phát triển công nghệ của Trung Quốc mà còn thúc đẩy nó.