“Chấm điểm” điều hành kinh tế - xã hội
Ngày 3/8, tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lắng nghe các chuyên gia đánh giá giữa kỳ về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2013. Trước đó một tuần, Thủ tướng cũng có cuộc làm việc với chuyên gia để bàn và bình luận về tình hình kinh tế - xã hội.
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội đã chuẩn bị một bản dự thảo báo cáo tổng kết đánh giá giữa kỳ về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2013. Theo đó, “chấm điểm” điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ giai đoạn 2011-2013 được căn cứ vào việc đánh giá các kết quả đã thực hiện được theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11.
Không mấy “xuôi chèo mát mái”
Trong bối cảnh nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XI (2011-2015) đã đi qua được nửa chặng đường, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình kinh tế-xã hội của đất nước cũng đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn, một số vấn đề kinh tế, xã hội đã bộc lộ ra nghiêm trọng, gay gắt.
Tình hình đó khiến cho nhiệm vụ tổng kết, đánh giá kinh tế-xã hội giữa kỳ lần này có một sứ mệnh đặc biệt: nhìn lại những việc đã và đang làm trong hơn hai năm qua để xác định những việc cần nỗ lực thực hiện trong nửa nhiệm kỳ còn lại, tạo xung lực mới cho sự phát triển dài hạn.
Đồng thời với việc nhìn lại những việc đã và đang làm được trong hai năm qua, là nghiên cứu, xác định nguyên nhân của tình hình và các vấn đề kinh tế-xã hội nổi cộm thời gian gần đây; xác định các vấn đề, nhiệm vụ phải giải quyết cho nửa nhiệm kỳ còn lại của Đại hội Đảng lần thứ 11 để thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011- 2015; đề xuất các giải pháp chiến lược để hoàn thành các nhiệm vụ Đại hội Đảng lần thứ 11 đặt ra trong nửa nhiệm kỳ còn lại và cho giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030...
“Chấm điểm” việc điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ không phải là công việc mới mà nó đã được thực hiện thường xuyên tại các kỳ họp của Quốc hội mỗi năm diễn ra hai lần.
Giai đoạn 2011-2013 cũng là thời điểm nền kinh tế rơi vào khó khăn nhất trong nhiều năm qua. Chính phủ nhiệm kỳ mới với quá nửa số thành viên Chính phủ là những người mới phải dành nhiều thời gian để làm quen với công việc mới, nên nửa nhiệm kỳ đi qua không mấy xuôi chiều mát mái.
Kết quả là một trong những chỉ số đo sức mạnh của nền kinh tế là GDP, liên tục giảm, như vào năm 2012, chỉ còn ở mức tăng thấp nhất trong vòng 13 năm qua.
Năm nay, Chính phủ đang thể hiện nỗ lực đẩy con số này lên mức tăng cao hơn năm ngoái, nhưng như Thủ tướng vẫn thường nói, đó là nhiệm vụ rất khó khăn. Mục tiêu đầu tiên không đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 mà Đại hội Đảng lần thứ 11 đã đề ra, đến lúc này có thể khẳng định gần như chắc chắn là về mức tăng của GDP.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân giai đoạn 2008-2012 chỉ đạt 5,84%, giảm mạnh so với mức tăng GDP bình quân 8,95% của giai đoạn 2003-2007.
Chưa thể chuyển được xu thế khó khăn
Nếu như vào năm đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ khóa 13 là năm 2011, tăng trưởng kinh tế còn đạt 5,89%, trong đó, đặc biệt khu vực nông nghiệp đã tăng đến 4%, mức cao nhất trong vòng ba năm qua và cao hơn khá nhiều so với trung bình 10 năm trở lại đây, thì đến năm 2012, GDP chỉ còn ở mức tăng 5,03%, cùng với đó là sự ngày càng thụt lùi đáng ngại ở lĩnh vực vốn luôn được coi là điểm sáng, chỗ dựa, bệ đỡ của nền kinh tế là lĩnh vực nông nghiệp.
Tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp tính trong nửa đầu năm 2013 chỉ còn ở mức tăng khoảng 2,4%, là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, khi mức tăng trong giai đoạn 2004-2012 của lĩnh vực này 6 tháng đầu năm dao động trong khoảng từ 2,46% đến 5,3%.
Năm 2013 được coi là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2011-2015, nhưng khó khăn tiếp tục trên đà toàn diện hơn, khi bước trên đà suy giảm của nền kinh tế năm 2012, với một loạt các con số buồn như tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cả năm 2012 dù tăng 7% so với năm trước nhưng chỉ bằng 28,5% GDP và thấp hơn so với Nghị quyết của Quốc hội là 33,5%, là năm có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP thấp nhất trong những năm gần đây.
Số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động năm 2012 là 54.261 doanh nghiệp, cao hơn năm 2011. Đến hết năm 2012, cả nước có tới 69% số doanh nghiệp báo lỗ...
Ủy ban Kinh tế có đánh giá rằng các nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp về chính sách và điều hành thời gian qua, dù có những kết quả tích cực đạt được bước đầu nhưng vẫn chưa thể chuyển được xu thế khó khăn và đạt tăng trưởng kinh tế năm 2013 như mục tiêu đề ra; trong khi đó tái cơ cấu nền kinh tế chưa có những chuyển biến cụ thể, chuyển đổi mô hình tăng trưởng cũng chưa có một chương trình toàn diện.
Như vậy là trong giai đoạn 5 năm 2011-2015, Chính phủ đã đi qua hơn một nửa chặng đường không mấy thành công. Còn hai năm nữa để có thể nhìn nhận Chính phủ sẽ nhận được mức điểm bao nhiêu trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
Còn nhớ, phát biểu trước Quốc hội tháng 3 năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi đánh giá lại nhiệm kỳ Chính phủ 2007-2011, có bày tỏ sự hy vọng và tin tưởng rằng: “Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2015 sẽ phát huy những tiến bộ và kết quả đã đạt được, khắc phục nhanh các mặt còn yếu kém, bất cập của Chính phủ nhiệm kỳ qua, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý điều hành, phát huy tinh thần sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ 11 của Đảng - tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Không mấy “xuôi chèo mát mái”
Trong bối cảnh nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XI (2011-2015) đã đi qua được nửa chặng đường, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình kinh tế-xã hội của đất nước cũng đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn, một số vấn đề kinh tế, xã hội đã bộc lộ ra nghiêm trọng, gay gắt.
Tình hình đó khiến cho nhiệm vụ tổng kết, đánh giá kinh tế-xã hội giữa kỳ lần này có một sứ mệnh đặc biệt: nhìn lại những việc đã và đang làm trong hơn hai năm qua để xác định những việc cần nỗ lực thực hiện trong nửa nhiệm kỳ còn lại, tạo xung lực mới cho sự phát triển dài hạn.
Đồng thời với việc nhìn lại những việc đã và đang làm được trong hai năm qua, là nghiên cứu, xác định nguyên nhân của tình hình và các vấn đề kinh tế-xã hội nổi cộm thời gian gần đây; xác định các vấn đề, nhiệm vụ phải giải quyết cho nửa nhiệm kỳ còn lại của Đại hội Đảng lần thứ 11 để thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011- 2015; đề xuất các giải pháp chiến lược để hoàn thành các nhiệm vụ Đại hội Đảng lần thứ 11 đặt ra trong nửa nhiệm kỳ còn lại và cho giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030...
“Chấm điểm” việc điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ không phải là công việc mới mà nó đã được thực hiện thường xuyên tại các kỳ họp của Quốc hội mỗi năm diễn ra hai lần.
Giai đoạn 2011-2013 cũng là thời điểm nền kinh tế rơi vào khó khăn nhất trong nhiều năm qua. Chính phủ nhiệm kỳ mới với quá nửa số thành viên Chính phủ là những người mới phải dành nhiều thời gian để làm quen với công việc mới, nên nửa nhiệm kỳ đi qua không mấy xuôi chiều mát mái.
Kết quả là một trong những chỉ số đo sức mạnh của nền kinh tế là GDP, liên tục giảm, như vào năm 2012, chỉ còn ở mức tăng thấp nhất trong vòng 13 năm qua.
Năm nay, Chính phủ đang thể hiện nỗ lực đẩy con số này lên mức tăng cao hơn năm ngoái, nhưng như Thủ tướng vẫn thường nói, đó là nhiệm vụ rất khó khăn. Mục tiêu đầu tiên không đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 mà Đại hội Đảng lần thứ 11 đã đề ra, đến lúc này có thể khẳng định gần như chắc chắn là về mức tăng của GDP.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân giai đoạn 2008-2012 chỉ đạt 5,84%, giảm mạnh so với mức tăng GDP bình quân 8,95% của giai đoạn 2003-2007.
Chưa thể chuyển được xu thế khó khăn
Nếu như vào năm đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ khóa 13 là năm 2011, tăng trưởng kinh tế còn đạt 5,89%, trong đó, đặc biệt khu vực nông nghiệp đã tăng đến 4%, mức cao nhất trong vòng ba năm qua và cao hơn khá nhiều so với trung bình 10 năm trở lại đây, thì đến năm 2012, GDP chỉ còn ở mức tăng 5,03%, cùng với đó là sự ngày càng thụt lùi đáng ngại ở lĩnh vực vốn luôn được coi là điểm sáng, chỗ dựa, bệ đỡ của nền kinh tế là lĩnh vực nông nghiệp.
Tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp tính trong nửa đầu năm 2013 chỉ còn ở mức tăng khoảng 2,4%, là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, khi mức tăng trong giai đoạn 2004-2012 của lĩnh vực này 6 tháng đầu năm dao động trong khoảng từ 2,46% đến 5,3%.
Năm 2013 được coi là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2011-2015, nhưng khó khăn tiếp tục trên đà toàn diện hơn, khi bước trên đà suy giảm của nền kinh tế năm 2012, với một loạt các con số buồn như tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cả năm 2012 dù tăng 7% so với năm trước nhưng chỉ bằng 28,5% GDP và thấp hơn so với Nghị quyết của Quốc hội là 33,5%, là năm có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP thấp nhất trong những năm gần đây.
Số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động năm 2012 là 54.261 doanh nghiệp, cao hơn năm 2011. Đến hết năm 2012, cả nước có tới 69% số doanh nghiệp báo lỗ...
Ủy ban Kinh tế có đánh giá rằng các nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp về chính sách và điều hành thời gian qua, dù có những kết quả tích cực đạt được bước đầu nhưng vẫn chưa thể chuyển được xu thế khó khăn và đạt tăng trưởng kinh tế năm 2013 như mục tiêu đề ra; trong khi đó tái cơ cấu nền kinh tế chưa có những chuyển biến cụ thể, chuyển đổi mô hình tăng trưởng cũng chưa có một chương trình toàn diện.
Như vậy là trong giai đoạn 5 năm 2011-2015, Chính phủ đã đi qua hơn một nửa chặng đường không mấy thành công. Còn hai năm nữa để có thể nhìn nhận Chính phủ sẽ nhận được mức điểm bao nhiêu trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
Còn nhớ, phát biểu trước Quốc hội tháng 3 năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi đánh giá lại nhiệm kỳ Chính phủ 2007-2011, có bày tỏ sự hy vọng và tin tưởng rằng: “Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2015 sẽ phát huy những tiến bộ và kết quả đã đạt được, khắc phục nhanh các mặt còn yếu kém, bất cập của Chính phủ nhiệm kỳ qua, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý điều hành, phát huy tinh thần sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ 11 của Đảng - tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.