Châu Âu sẽ thiệt đơn thiệt kép dù Mỹ với Trung Quốc chốt được thỏa thuận thương mại?

Theo Trung Mến/bizlive.vn

Cuộc chiến thương mại toàn diện Mỹ - Trung Quốc sẽ có thể đẩy kinh tế EU vào suy thoái từ đầu năm sau sau khi kinh tế khu vực này đã suy giảm sâu trong những tháng cuối của năm 2019.

Ảnh: Telegraph
Ảnh: Telegraph

Nếu Tổng thống Trump có quan điểm cứng rắn về thương mại với Liên minh châu Âu (EU) trong những tháng tới, châu Âu chắc chắn sẽ đau đầu.

Khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc kết thúc, kinh tế châu Âu chắc chắn sẽ thua thiệt. và ngay cả nếu Bắc Kinh và Washington có đi đến được một thỏa thuận sau nhiều tháng giằng co, châu Âu cũng vẫn không có lợi lộc gì, thậm chí phải chịu thiệt.

Ngày 10/5/2019, Mỹ đã tăng thuế với khoảng 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc và đe dọa sẽ tiếp tục tăng thuế với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc nếu hai bên không đi đến được một thỏa thuận. Vài ngày sau đó, Trung Quốc trả đũa bằng việc tăng thuế với rất nhiều sản phẩm của Mỹ, từ kem đánh răng cho đến bông hay phụ tùng máy bay.

Hai bên, tuy nhiên, tái khẳng định rằng họ vẫn tiếp tục muốn đối thoại và sẵn lòng hướng đến một thỏa thuận. 4 ngày sau khi tăng thuế, Tổng thống Mỹ ghi trạng thái trên Twitter: “Khi thời điểm chín muồi, chúng tôi sẽ có thỏa thuận với Trung Quốc”. Ông khẳng định rằng sự tôn trọng và tình bạn mà ông dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình luôn dồi dào.

Châu Âu có quá nhiều lý do để lo sợ về một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên châu Âu cũng sẽ chịu nhiều tác hại nếu cả hai bên có được thỏa thuận, tùy thuộc vào kết quả sẽ có thể có được ở Washington.

Hiện tại nhiều yếu tố bất ổn về thương mại thế giới đã tác động lên quá trình phục hồi của kinh tế châu Âu. Dự báo tăng trưởng của năm nay đã được điều chỉnh. GDP của EU tăng trưởng 1,4% trong năm 2019 sau khi tăng trưởng được 2% trong năm ngoái, theo tính toán của Liên minh châu Âu (EU).

Châu Âu dễ chịu tác động từ các yếu tố bất ổn bởi châu Âu trì hoãn các quyết định đầu tư. Và Đức, nền kinh tế thiết bị và mô hình kinh tế phát triển dựa vào xuất khẩu, chịu tác động nhiều hơn so với các nước khác. Kinh tế Đức có thể không tăng trưởng trong năm nay và nhiều khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng tồi tệ nhất châu Âu, không tính đến Italy.

Khả năng xung đột thương mại chắc chắn sẽ tồi tệ hơn so với việc người ta không thể dự báo được gì cho tương lai. Châu Âu sẽ đối diện với tình trạng thương mại toàn cầu suy giảm, sự chững lại của kinh tế Mỹ, nơi mà cuối cùng các biện pháp thuế quan tác động mạnh mẽ nhất đến người Mỹ, cũng như tạo ra nhiều rủi ro cho kinh tế Trung Quốc. Và chính tại phương diện này, Đức dễ chịu tác động từ biến động ở châu Âu bởi Đức phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Trung Quốc.

Châu Âu sẽ chịu tác động nặng nề hơn nếu Trung Quốc phản ứng với chiến tranh thuế quan bằng cách hạ lãi suất và để cho đồng nhân dân tệ hạ giá, vì vậy chi phí hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng lên. Theo tính toán của chuyên gia kinh tế thuộc Bank of America, cuộc chiến thương mại toàn diện Mỹ - Trung Quốc sẽ có thể đẩy kinh tế EU đến gần suy thoái từ đầu năm sau sau khi kinh tế khu vực này đã suy giảm sâu trong những tháng cuối của năm 2019.