Chế độ quản lý tài chính theo hình thức viện trợ bằng tiền hỗ trợ ngân sách

PV.

Chế độ quản lý tài chính theo hình thức viện trợ bằng tiền hỗ trợ ngân sách là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư số 23/2022/TT-BTC ngày 6/4/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Cụ thể, theo Điều 11, Thông tư số 23/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính, đối với việc giải ngân và thanh toán vốn viện trợ bằng tiền hỗ trợ ngân sách, căn cứ hiệp định, thỏa thuận viện trợ, Bộ Tài chính phối hợp với bên tài trợ giải ngân vốn viện trợ về NSNN, chuyển ngoại tệ về Quỹ ngoại tệ tập trung của NSNN.

Đối với khoản viện trợ hỗ trợ ngân sách có mục tiêu, sau khi vốn viện trợ được giải ngân về NSNN theo quy định trên, trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng cho chương trình, dự án cụ thể, căn cứ dự toán thu, chi NSNN được phê duyệt, quyết định phê duyệt chương trình, dự án và tiến độ thực hiện chương trình, dự án cụ thể, chủ chương trình, dự án thực hiện rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý chi NSNN.

Điều 11, Thông tư số 23/2022/TT-BTC cũng quy định rõ về hạch toán NSNN đối với khoản viện trợ bằng tiền hỗ trợ NSNN.

Theo đó, đối với hạch toán thu NSNN, căn cứ vào chứng từ chuyển tiền của bên tài trợ và thông báo của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước hạch toán thu NSNN bằng đồng Việt Nam.

Đối với hạch toán chi NSNN, việc chi và hạch toán chi NSNN thực hiện theo quy định của pháp luật về NSNN.