Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Già néo dễ đứt dây

Theo Nguyễn Thu/doanhnhansaigon.vn

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang. Nếu tiếp tục thương chiến, sự đoạn tuyệt giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới có khả năng thành hiện thực.

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang. Nguồn: internet
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang. Nguồn: internet

Trung Quốc và Mỹ có thể giải thể trái phiếu thương mại và đầu tư đã làm cho họ phụ thuộc lẫn nhau trong nhiều năm. Nhiều người Mỹ xem Trung Quốc như là một đối tác bất khả tín, chỉ đánh cắp công nghệ. Nhiều nhà làm chính sách của Trung Quốc - những người gần đây bắt tay vào một nhiệm vụ lớn, cụ thể là thay thế sản phẩm và công nghệ nước ngoài bằng chính thứ họ tự làm ra, cho rằng mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ đã không còn ích lợi nữa.

Tuy nhiên, dù trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang, cả hai nước sẽ nhận ra rằng chắc chắn khó mà "bỏ nhau". Thị trường tự do dễ tiếp cận của Mỹ đã trở thành nền tảng cho sự tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc từ những năm 1980. Đúng là thị trường nội địa Trung Quốc hiện đã quá lớn để xuất khẩu không còn là sống còn, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn lớn hơn của Trung Quốc đến 7.000 tỷ USD. Vì thế không một công ty nào của Trung Quốc có thể tuyên bố mình không cần thị trường Mỹ. Đó là lý do tại sao Hãng sản xuất ô tô Geely của Trung Quốc mới đây mở nhà máy ở bang Carolina Nam, mặc dầu có nhiều cơ hội bán xe sedan trong nước.

Mỹ phát động thương chiến, Trung Quốc và các công ty nước ngoài ở đại lục phải sắp xếp lại chuỗi cung ứng trong một loạt lĩnh vực, từ hàng điện tử, quần áo đến đồ chơi trẻ em. Hậu quả là làm sứt mẻ niềm hy vọng của Trung Quốc muốn trở thành trung tâm toàn cầu chuyên sản xuất sản phẩm tiên tiến.

Cái giá phải trả phía Mỹ cũng cao không kém. Homi Kharas ở Viện Tư vấn Brookings dự báo, vào năm 2030, giới trung lưu Trung Quốc sẽ chiếm 22% chi tiêu tiêu dùng toàn cầu, so với chỉ 7% đối với Mỹ. Nhưng người mua sắm Trung Quốc thế hệ mới có thể bị mất các nhãn hàng châu Âu, Nhật Bản, nếu các công ty Mỹ đối diện những rào cản cứng rắn trong việc làm ăn ở Trung Quốc.

Đối mặt với môi trường thù địch ở Mỹ, các doanh nghiệp Trung Quốc có lẽ sẽ chuyển vốn sang nơi khác. Theo viện American Enterprise (AEI), đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đã giảm một nửa trong năm 2017 so với năm 2016.

Tuy nhiên, mối nguy hiểm lớn hơn của việc "anh đường anh, tôi đường tôi" giữa Mỹ - Trung có thể chẳng phải chuyện kinh tế. Sự trỗi dậy của Trung Quốc tới nay nói chung là hòa hiếu để nền kinh tế của họ tích hợp đủ sức mạnh quân sự, chính trị và kinh tế ưu việt của thế giới. Nếu mối quan hệ đó teo tóp, xung đột có khả năng xảy ra.

Tất nhiên, bất kỳ sự chia tách nào cũng không thể dứt khoát. Như trường hợp Starbucks, họ không dễ rời khỏi Trung Quốc.

4 thập niên qua, cả hai nước đã kiến tạo cuộc sống chung đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Ly dị càng đến gần một cách thiếu thận trọng sẽ đem lại rủi ro cho cả hai bên.