Chủ tịch ECB tin tưởng Eurozone sẽ tái tăng trưởng kinh tế
(Tài chính) Chủ tịch ECB tin rằng các biện pháp khác thường mà ngân hàng này tung ra hồi tháng Sáu vừa qua sẽ mang lại động lực để thúc đẩy nhu cầu.
Phát biểu tại cuộc họp các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu ở Jackson Hole, Wyoming, cuối tuần qua, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi bày tỏ sự tin tưởng rằng các biện pháp chính sách gần đây của ECB sẽ giúp kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tái "đứng vững trên đôi chân" của mình.
Song, ông cũng khuyến nghị chính phủ các nước thành viên phải thể hiện vai trò cũng như tiến hành cải cách để giảm tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao ngất ngưởng.
Chủ tịch ECB tin rằng các biện pháp khác thường mà ngân hàng này tung ra hồi tháng Sáu vừa qua (gồm hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, cung cấp các khoản cho vay lãi suất thấp và mua trái phiếu để bơm tiền vào nền kinh tế khu vực) sẽ mang lại động lực để thúc đẩy nhu cầu.
Không dừng ở đó, ECB sẵn sàng hành động nếu thấy cần thiết để tạo đà hồi phục tăng trưởng hiện còn yếu, do rủi ro từ việc thực thi các biện pháp này là tương đối thấp trong bối cảnh lạm phát hiện ở mức 0,4% và tỷ lệ thất nghiệp vẫn dai dẳng ở mức cao 11,5%.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình tại một hội nghị do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tổ chức, ông Draghi không nêu rõ khi nào ECB có thể tiếp tục hành động.
Pháp và Italy hiện giữ quan điểm khác với ECB về vấn đề này. Pháp đang thúc giục phải hành động hơn nữa, trong khi Chủ tịch ECB nhấn mạnh chính phủ các nước Eurozone cần phải tiến hành các bước đi mặc dù có thể gặp khó khăn về mặt chính trị để có môi trường kinh doanh thân thiện hơn.
Ông Draghi nói rằng không có biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế nào có thể làm thay việc chính phủ các nước trong Eurozone tiến hành các cải cách cơ cấu cần thiết.
Theo ông, Ireland đã hạ tỷ lệ thất nghiệp một cách nhanh chóng nhờ nước này tạo được một nền kinh tế linh hoạt, trong khi kinh tế Tây Ban Nha được lợi đáng kể từ việc nới lỏng quy định lao động.
Mặc dù Eurozone dường như đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng và bước đầu hồi phục tăng trưởng, song hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) còn yếu, khiến cho khu vực này chưa thể có được sự bứt phá trong tăng trưởng kinh tế.
Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ECB đã bơm một lượng lớn tiền mặt vào hệ thống ngân hàng trong năm 2011 và 2012, nhưng thay vì sử dụng nguồn tiền này để cho các doanh nghiệp vay, các ngân hàng thương mại trong khu vực có xu hướng gửi tiền tại ECB.
Nhằm ngăn chặn tình trạng này tái diễn, trong cuộc họp hồi tháng Sáu vừa qua, ECB đã hạ lãi suất tiền gửi xuống mức âm, theo đó các ngân hàng thương mại có thể mất phí nếu để tiền tại ECB, đồng thời dự kiến sẽ tung ra Chương trình tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu (TLTRO) vào tháng Chín năm nay, để khuyến khích các ngân hàng cho nhiều SME vay tiền.
ECB cũng đang lên một chương trình để khôi phục thị trường cho loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (ABS), vốn được coi là một kênh quan trọng để cung cấp tài chính cho các MSE.
Song, ông cũng khuyến nghị chính phủ các nước thành viên phải thể hiện vai trò cũng như tiến hành cải cách để giảm tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao ngất ngưởng.
Chủ tịch ECB tin rằng các biện pháp khác thường mà ngân hàng này tung ra hồi tháng Sáu vừa qua (gồm hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, cung cấp các khoản cho vay lãi suất thấp và mua trái phiếu để bơm tiền vào nền kinh tế khu vực) sẽ mang lại động lực để thúc đẩy nhu cầu.
Không dừng ở đó, ECB sẵn sàng hành động nếu thấy cần thiết để tạo đà hồi phục tăng trưởng hiện còn yếu, do rủi ro từ việc thực thi các biện pháp này là tương đối thấp trong bối cảnh lạm phát hiện ở mức 0,4% và tỷ lệ thất nghiệp vẫn dai dẳng ở mức cao 11,5%.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình tại một hội nghị do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tổ chức, ông Draghi không nêu rõ khi nào ECB có thể tiếp tục hành động.
Pháp và Italy hiện giữ quan điểm khác với ECB về vấn đề này. Pháp đang thúc giục phải hành động hơn nữa, trong khi Chủ tịch ECB nhấn mạnh chính phủ các nước Eurozone cần phải tiến hành các bước đi mặc dù có thể gặp khó khăn về mặt chính trị để có môi trường kinh doanh thân thiện hơn.
Ông Draghi nói rằng không có biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế nào có thể làm thay việc chính phủ các nước trong Eurozone tiến hành các cải cách cơ cấu cần thiết.
Theo ông, Ireland đã hạ tỷ lệ thất nghiệp một cách nhanh chóng nhờ nước này tạo được một nền kinh tế linh hoạt, trong khi kinh tế Tây Ban Nha được lợi đáng kể từ việc nới lỏng quy định lao động.
Mặc dù Eurozone dường như đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng và bước đầu hồi phục tăng trưởng, song hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) còn yếu, khiến cho khu vực này chưa thể có được sự bứt phá trong tăng trưởng kinh tế.
Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ECB đã bơm một lượng lớn tiền mặt vào hệ thống ngân hàng trong năm 2011 và 2012, nhưng thay vì sử dụng nguồn tiền này để cho các doanh nghiệp vay, các ngân hàng thương mại trong khu vực có xu hướng gửi tiền tại ECB.
Nhằm ngăn chặn tình trạng này tái diễn, trong cuộc họp hồi tháng Sáu vừa qua, ECB đã hạ lãi suất tiền gửi xuống mức âm, theo đó các ngân hàng thương mại có thể mất phí nếu để tiền tại ECB, đồng thời dự kiến sẽ tung ra Chương trình tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu (TLTRO) vào tháng Chín năm nay, để khuyến khích các ngân hàng cho nhiều SME vay tiền.
ECB cũng đang lên một chương trình để khôi phục thị trường cho loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (ABS), vốn được coi là một kênh quan trọng để cung cấp tài chính cho các MSE.