Chứng khoán tuần đầu tháng 3/2020: Khuyến nghị nào cho nhà đầu tư?
Trong tuần 22-26/02/2021, VN-Index kết thúc tuần giảm 0.43% đạt mức 1,168.47 điểm trong khi HNX-Index dừng ở 249.22 điểm với mức tăng 7.8%. Dự báo, thị trường chứng khoán tuần đầu tháng 3/2021 sẽ tiếp tục có diễn biến đi ngang tích lũy với các phiên tăng giảm đan xen.
Theo khảo sát của Vietstock, tâm điểm trong tuần 22-26/02/2021 tập trung ở các cổ phiếu Large Cap như HPG, HVN, ACB, GVR liên tục bứt phá mạnh. Trong đó, nổi bật là mã ACB với mức tăng ấn tượng đến hơn 6%. Ngược lại, VCB, VNM, VHM, BCM là những mã có biến động tiêu cực.
Điểm nổi bật là thanh khoản trung bình trên cả hai sàn biến động tăng trong tuần qua. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 547 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 3.15% so với tuần giao dịch trước. Trong khi đó, sàn HNX đạt trung bình gần 121 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 17.6%.
Đồng thời, khối ngoại cũng có xu hướng chốt lời để hiện thực hoá lợi nhuận sau giai đoạn gom hàng quyết liệt khi thị trường chứng khoán giảm kỷ lục. Trong tuần vừa qua, khối ngoại mua đạt 116 triệu cổ phiếu, chiếm 2,78% toàn thị trường nhưng bán ra xấp xỉ 200 triệu cổ phiếu. Thống kê cho thấy, tổng giá trị mua vào và bán ra lần lượt đạt 4.500 tỷ đồng và 7.330 tỷ đồng, tương ứng mức bán ròng hơn 2.830 tỷ đồng.
Trong tuần 22-26/02/2021, VN-Index giảm 0.43% đạt mức 1,168.47 điểm; HNX-Index tăng 7.8% dừng tại 249.22 điểm. Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Đông Á (DAS), phiên giao dịch cuối tháng 2 của thị trường chứng khoán đóng cửa với thanh khoản tích cực và duy trì xu hướng tăng điểm trong trung hạn. Thị trường đã có nhịp tăng suốt tháng 2 với mức tăng 111 điểm (hơn 10%) và sẵn sàng bứt phá kháng cự 1,200 điểm trong thời gian tới.
Theo dự báo của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVS), thị trường sẽ tiếp tục có diễn biến đi ngang tích lũy với các phiên tăng giảm đan xen. Chỉ số nhiều khả năng sẽ thử thách vùng kháng cự 1,175-1,185 điểm trong những phiên đầu tuần tháng 3 (01-05/03/2021). Đây vẫn sẽ là vùng cản có thể tạo ra áp lực rung lắc, điều chỉnh cho thị trường khi tiếp cận.
Khuyến nghị nào cho thị trường?
Theo DAS, nhìn chung thị trường vẫn đang đón nhận dòng tiền đầu tư vào cổ phiếu như là một kênh mang lại hiệu quả cao khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm duy trì ở mức thấp. DAS khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục cơ cấu danh mục tập trung các cổ phiếu có cơ bản tốt, lợi nhuận quý IV/2021 tích cực và nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ chính sách và môi trường kinh doanh trong năm 2021. Trong đó, nhóm cổ phiếu chú ý quan sát, có khả năng dẫn dắt thị trường là nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, cổ phiếu doanh nghiệp ngành bán lẻ và ngành Dầu khí.
Trong khi đó, BVS cho rằng, về tổng thể, thị trường vẫn đang nằm trong giai đoạn dao động tích lũy bên dưới vùng kháng cự 1,185-1,200 điểm. Đây là quá trình tích lũy cần thiết để giúp thị trường và các nhóm cổ phiếu tạo mặt bằng giá mới trước khi hướng đến kỳ vọng vượt qua vùng đỉnh lịch sử quanh 1,200 điểm trong thời gian tới.
BVS khuyên nhà đầu tư duy trì tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục ở mức 50-70% cổ phiếu và ưu tiên nắm giữ các vị thế trung-dài hạn. Các nhịp rung lắc, điều chỉnh mạnh của thị trường vẫn được xem là cơ hội để các nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng các vị thế ngắn hạn trong danh mục. Hoạt động giải ngân có thể tập trung ở nhóm các cổ phiếu nguyên vật liệu, dầu khí, thép, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản…
Thông tin khá lạc quan đối với nhà đầu tư là dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, song tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm vẫn khá tốt, tiếp tục tạo nên điểm tích cực trên bức tranh vĩ mô. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao trong hai tháng đầu năm, với xuất khẩu có phần ưu thế hơn giúp xuất siêu gần 1,3 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa hai tháng đầu năm ước đạt 95,8 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 48,5 tỷ USD, tăng hơn 23%, còn nhập khẩu đạt 47,2 tỷ USD, tăng gần 26%. Cán cân thương mại hàng hóa hai tháng đầu năm ước xuất siêu 1,29 tỷ USD, trong đó, riêng khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu gần 11,5 tỷ USD, tăng 4,4% và chiếm 23,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.