Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trước những sự kiện chính trị của EU

PV.

Vấn đề trên đã được giải đáp cụ thể bởi hai chuyên gia hàng đầu về kinh tế, về châu Âu cũng như về Việt Nam: GS Michel Allé và GS Claudio Dordi, tại buổi Hội thảo “Cơ hội và Thách thức đối với Doanh nghiệp Việt Nam trước các Sự kiện Chính trị của EU năm 2017” diễn ra tại Hà Nội ngày 14/7.

Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trước những sự kiện chính trị của EU.
Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trước những sự kiện chính trị của EU.

Năm 2017 đang chứng kiến nhiều sự kiện chính trị quan trọng trong Liên minh Châu Âu như: Pháp có Tổng thống trẻ nhất trong lịch sử. Anh bắt đầu quá trình đàm phán Brexit. Và chính nước Anh cũng vừa tổ chức cuộc tổng tuyển cử 2017. Tháng 9 tới đây, tới lượt nền kinh tế lớn nhất EU, Đức, cũng tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội Liên bang… 

Như vậy, liên tục các sự kiện chính trị đã, đang và sẽ xảy ra ở Liên minh Châu Âu - một trong những đối tác thương mại và kinh tế lớn nhất của Việt Nam, dự báo sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về khuôn khổ thể chế ở EU. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (VEFTA) cũng vừa hoàn thành và sắp đi vào hiệu lực. Điều này sẽ có tác động như thế nào đến các doanh nghiệp Việt Nam?

Để tìm ra câu trả lời cũng như dự báo được những xu hướng trong thời gian tới, Chương trình Cao học Việt – Bỉ đã tổ chức Hội thảo “Cơ hội và Thách thức đối với Doanh nghiệp Việt Nam trước các sự kiện chính trị của EU năm 2017”.

Đây là dịp để các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại thị trường EU và thị trường Việt Nam, có thể hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách thức trước những biến động này.

Đặc biệt tại Hội thảo, hai chuyên gia hàng đầu về kinh tế, về châu Âu cũng như về Việt Nam: GS Michel Allé và GS Claudio Dordi đã luận bàn cụ thể về những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trước các sự kiện chính trị của EU năm 2017.
Được biết, GS. Michel Allé hiện là Giám đốc Chương trình Solvay Brussels tại Việt Nam, đối tác triển khai Chương trình Cao học Việt-Bỉ. Ông là một chuyên gia quốc tế về tài chính doanh nghiệp.

GS. Michel Allé từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp trong các doanh nghiệp, các tổ chức tại Bỉ, cũng như từng nắm giữ chức Chủ tịch Trường Solvay Brussels (trường kinh doanh số 1 tại Bỉ).

GS. Claudio Dordi hiện là Trưởng nhóm hỗ trợ Dự án EU-MUTRAP tại Việt Nam. Ông là giảng viên giảng dạy về Luật Quốc tế và Kinh tế tại Đại học Bocconi, Ý (một trong những đại học lớn nhất châu Âu).

Bên cạnh đó, GS. Claudio Dordi còn tham gia nhiều dự án nghiên cứu với các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, cũng như chính Liên minh châu Âu. Đặc biệt, trong nhiều năm qua, ông đã tham gia giảng dạy cho Chương trình Cao học Việt-Bỉ tại Việt Nam.