Cục Thuế Hà Nội: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền thông qua báo chí
(Tài chính) Xác định rõ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của báo chí trong việc đưa thông tin về cơ chế, chính sách đến với công chúng và tạo lập diễn đàn dân chủ, thẳng thắn để cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ chính kiến về quan điểm, chủ trương của Ngành, trong nhiều năm qua, Cục Thuế TP. Hà Nội đã dành sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc kết nối với các phương tiện truyền thông đại chúng, nhằm phát huy và nhân lên sức mạnh của công cụ này cho công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.
Bà Nguyễn Thị Hải Yến, Trưởng Phòng tuyên truyền & hỗ trợ người nộp thuế - Cục Thuế Hà Nội cho biết, với đặc thù một địa bàn rộng lớn, trình độ dân trí khá cao và đa dạng nên để đáp ứng yêu cầu cập nhật thông tin về cơ chế, chính sách mới, đảm bảo các chủ trương, văn bản do ngành Thuế ban hành đến được với từng tổ chức, cá nhân, Cục Thuế luôn chủ động trong công tác phối hợp tuyên truyền với các cơ quan báo chí, truyền thông.
Không chỉ hợp tác thường xuyên trên diện rộng để các thông tin về cơ chế, chính sách, hoạt động của ngành Thuế hiện diện trong bữa ăn tinh thần hàng ngày của cộng đồng xã hội, Cục Thuế còn phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng các chuyên đề về thuế, xuất bản và phát sóng ổn định theo định kỳ để ghi nhớ với cộng đồng DN hàm lượng thông tin bổ ích, thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, trong những đợt ngành Thuế triển khai áp dụng các chính sách, quy trình nghiệp vụ mới, sức mạnh của truyền thông lại được Cục Thuế tranh thủ tối đa, tạo nên những đợt cao điểm tuyên truyền, phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin của cả cơ quan thuế và người nộp thuế.
Không chỉ hợp tác thường xuyên trên diện rộng để các thông tin về cơ chế, chính sách, hoạt động của ngành Thuế hiện diện trong bữa ăn tinh thần hàng ngày của cộng đồng xã hội, Cục Thuế còn phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng các chuyên đề về thuế, xuất bản và phát sóng ổn định theo định kỳ để ghi nhớ với cộng đồng DN hàm lượng thông tin bổ ích, thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, trong những đợt ngành Thuế triển khai áp dụng các chính sách, quy trình nghiệp vụ mới, sức mạnh của truyền thông lại được Cục Thuế tranh thủ tối đa, tạo nên những đợt cao điểm tuyên truyền, phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin của cả cơ quan thuế và người nộp thuế.
Như để minh chứng cho những nhận định của mình, bà Yến liệt kê: trong suốt hành trình thực hiện chiến lược cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế từ năm 2001 đến nay, mỗi nấc thang phát triển, mỗi bước đột phá của công tác quản lý thuế nói chung và của Cục Thuế Hà Nội nói riêng, đều ghi dấu những ảnh hưởng tích cực của báo chí.
Còn nhớ năm 2003, khi ngành Thuế Thủ đô mạnh dạn đi đầu áp dụng thí điểm cơ chế “một cửa” theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ, trong buổi đầu bỡ ngỡ, các cơ quan truyền thông đã tập trung tuyên truyền về tiện ích, lợi thế cũng như hướng dẫn các trình tự, thủ tục thực hiện, nhờ đó đã thu hút được sự quan tâm ủng hộ và đồng tình triển khai của đông đảo người nộp thuế. Với hiệu ứng ban đầu, chỉ 3 năm sau, từ Văn phòng Cục Thuế đến các Chi cục Thuế trên địa bàn đều đã thực hiện đồng bộ. Hơn thế ngành Thuế còn kết nối với các ngành liên quan để triển khai thành công dự án “một cửa liên thông” cho phép chỉ trong 2 ngày làm việc (trước kia là 10 ngày) hợp nhất mã số thuế với số giấy phép đăng ký kinh doanh và đồng nhất quy trình cấp phép kinh doanh, mã số thuế và cấp dấu cho DN mới thành lập.
Năm 2005, khi Cục Thuế Hà Nội nhận triển khai thí điểm cơ chế tự khai - tự nộp, bằng cách vừa tuyên truyền, hướng dẫn, vừa động viên, khuyến khích thực hiện, báo chí đã trở thành người dẫn đường để DN tiếp cận với cơ chế quản lý thuế mới. Đến những năm sau này, khi ngành Thuế triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 (năm 2006); thực hiện đăng ký thuế qua mạng (năm 2008) rồi kê khai thuế qua mạng Internet (năm 2009), tiếp đến là dự án hiện đại hoá thu ngân sách nhà nước và phối hợp uỷ nhiệm thu thuế cho các ngân hàng thương mại (năm 2010)..., các phương tiện truyền thông luôn dành cho ngành Thuế sự hỗ trợ, cộng tác tích cực nhằm đưa các chủ trương, cơ chế, chính sách thuế mới sớm phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
Còn nhớ năm 2003, khi ngành Thuế Thủ đô mạnh dạn đi đầu áp dụng thí điểm cơ chế “một cửa” theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ, trong buổi đầu bỡ ngỡ, các cơ quan truyền thông đã tập trung tuyên truyền về tiện ích, lợi thế cũng như hướng dẫn các trình tự, thủ tục thực hiện, nhờ đó đã thu hút được sự quan tâm ủng hộ và đồng tình triển khai của đông đảo người nộp thuế. Với hiệu ứng ban đầu, chỉ 3 năm sau, từ Văn phòng Cục Thuế đến các Chi cục Thuế trên địa bàn đều đã thực hiện đồng bộ. Hơn thế ngành Thuế còn kết nối với các ngành liên quan để triển khai thành công dự án “một cửa liên thông” cho phép chỉ trong 2 ngày làm việc (trước kia là 10 ngày) hợp nhất mã số thuế với số giấy phép đăng ký kinh doanh và đồng nhất quy trình cấp phép kinh doanh, mã số thuế và cấp dấu cho DN mới thành lập.
Năm 2005, khi Cục Thuế Hà Nội nhận triển khai thí điểm cơ chế tự khai - tự nộp, bằng cách vừa tuyên truyền, hướng dẫn, vừa động viên, khuyến khích thực hiện, báo chí đã trở thành người dẫn đường để DN tiếp cận với cơ chế quản lý thuế mới. Đến những năm sau này, khi ngành Thuế triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 (năm 2006); thực hiện đăng ký thuế qua mạng (năm 2008) rồi kê khai thuế qua mạng Internet (năm 2009), tiếp đến là dự án hiện đại hoá thu ngân sách nhà nước và phối hợp uỷ nhiệm thu thuế cho các ngân hàng thương mại (năm 2010)..., các phương tiện truyền thông luôn dành cho ngành Thuế sự hỗ trợ, cộng tác tích cực nhằm đưa các chủ trương, cơ chế, chính sách thuế mới sớm phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
Từ đầu năm đến nay, tập trung cao độ để thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thi hành, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ban hành 8 công văn chỉ đạo triển khai theo từng lĩnh vực. Do nội dung những văn bản này đều liên quan đến việc xử lý miễn, giảm, gia hạn nộp thuế để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường nên gần như ngay tức khắc, Cục Thuế đã huy động các cơ quan báo chí, truyền thông cùng vào cuộc để chủ trương trợ giúp của Nhà nước đến được với các DN, hộ kinh doanh.
Chỉ trong quý I/2013, số thuế Giá trị gia tăng được gia hạn ở 13.297 DN đã lên tới 456.438 triệu đồng; thuế Thu nhập DN gia hạn với 3.746 lượt hồ sơ là 61.882 triệu đồng. Đặc biệt, ngay khi chủ trương giảm phí trước bạ ôtô ban hành, với sự hỗ trợ tuyên truyền, hướng dẫn của báo chí, trong vòng 2 tháng 4 và 5, trên địa bàn đã có hơn 19.000 lượt xe được hưởng ưu đãi, với tổng số tiền phí được giảm 667.615 triệu đồng. Những con số này không chỉ có ý nghĩa quan trọng với các tổ chức, cá nhân trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, mà còn cho thấy hiệu quả công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và báo chí.
Chỉ trong quý I/2013, số thuế Giá trị gia tăng được gia hạn ở 13.297 DN đã lên tới 456.438 triệu đồng; thuế Thu nhập DN gia hạn với 3.746 lượt hồ sơ là 61.882 triệu đồng. Đặc biệt, ngay khi chủ trương giảm phí trước bạ ôtô ban hành, với sự hỗ trợ tuyên truyền, hướng dẫn của báo chí, trong vòng 2 tháng 4 và 5, trên địa bàn đã có hơn 19.000 lượt xe được hưởng ưu đãi, với tổng số tiền phí được giảm 667.615 triệu đồng. Những con số này không chỉ có ý nghĩa quan trọng với các tổ chức, cá nhân trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, mà còn cho thấy hiệu quả công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và báo chí.
Đáng trân trọng hơn là trên góc độ phản biện, các cơ quan thông tin đại chúng đã thẳng thắn phản ánh, tranh luận hoặc tạo lập diễn đàn dân chủ để các DN bày tỏ quan điểm, ý kiến về những hạn chế, bất cập trong hệ thống chính sách thuế, cũng như quá trình thực thi của cơ quan thuế. Với những tác động dạng này, báo chí đã trở thành công cụ dẫn đường để công tác tuyên truyền hỗ trợ của ngành Thuế có điều kiện mở rộng diện và phát huy hiệu quả trong cộng đồng người nộp thuế. Từ đây, mỗi năm, Cục Thuế Hà Nội đã có hàng nghìn tin, bài, ảnh tuyên truyền được đăng tải trên các phương tiện thông tin, đại chúng; từ 2.000 đến 3.000 buổi phát thanh, truyền hình; cung cấp 50 – 70 nghìn văn bản và 200-220 nghìn ấn phẩm, tờ rơi phổ biến, hướng dẫn chính sách thuế mới cho người nộp thuế.
Cùng với đó, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện hỗ trợ, giải đáp vướng mắc trực tiếp qua điện thoại cho khoảng 60 nghìn lượt DN, hộ kinh doanh; hướng dẫn, trả lời bằng văn bản cho hàng nghìn lượt; tổ chức hàng trăm lớp tập huấn và hàng chục cuộc đối thoại mỗi năm để kịp thời phục vụ yêu cầu của người nộp thuế. Riêng 5 tháng đầu năm 2013, Cục Thuế đã thực hiện 78 buổi phát sóng truyền hình, 2.882 buổi truyền thanh cơ sở, 136 tin bài, ảnh tuyên truyền; cung cấp 70.721 văn bản và 5.040 ấn phẩm tờ rơi tuyên truyền về chính sách thuế mới; hỗ trợ trả lời bằng văn bản cho 756 lượt; hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế 9.473 lượt; hỗ trợ qua điện thoại cho 12.590 lượt người nộp thuế; đồng thời tổ chức 31 lớp tập huấn và 27 cuộc đối thoại với 13.902 lượt tổ chức, cá nhân tham dự.
Cùng với đó, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện hỗ trợ, giải đáp vướng mắc trực tiếp qua điện thoại cho khoảng 60 nghìn lượt DN, hộ kinh doanh; hướng dẫn, trả lời bằng văn bản cho hàng nghìn lượt; tổ chức hàng trăm lớp tập huấn và hàng chục cuộc đối thoại mỗi năm để kịp thời phục vụ yêu cầu của người nộp thuế. Riêng 5 tháng đầu năm 2013, Cục Thuế đã thực hiện 78 buổi phát sóng truyền hình, 2.882 buổi truyền thanh cơ sở, 136 tin bài, ảnh tuyên truyền; cung cấp 70.721 văn bản và 5.040 ấn phẩm tờ rơi tuyên truyền về chính sách thuế mới; hỗ trợ trả lời bằng văn bản cho 756 lượt; hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế 9.473 lượt; hỗ trợ qua điện thoại cho 12.590 lượt người nộp thuế; đồng thời tổ chức 31 lớp tập huấn và 27 cuộc đối thoại với 13.902 lượt tổ chức, cá nhân tham dự.
Bà Yến khẳng định, bằng những đóng góp tích cực trên nhiều mặt, Cục Thuế Hà Nội đang xem các phương tiện truyền thông đại chúng như cánh tay nối dài của mình trong việc thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ nói riêng và trong các hoạt động quản lý nói chung. Đánh giá cao sức mạnh cũng như vai trò của báo chí, thời gian tới, ngành Thuế Thủ đô sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để các nhà báo thâm nhập, bám sát thực tiễn của ngành, từ đó phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt, đồng thời tích cực đấu tranh chống các tệ nạn và hành vi tiêu cực; tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của báo chí trong công tác giám sát, phản biện xã hội, góp phần làm tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ, đưa hệ thống cơ chế chính sách thuế ngày càng phát huy hiệu quả trong đời sống.