Đàm phán thương mại Mỹ - Trung kéo dài đến tháng 4 do những bất đồng về thuế quan

Theo V.D/congthuong.vn

Hy vọng về một hội nghị thượng đỉnh sẽ đưa một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị hoãn lại từ tháng 3 đến tháng 4 hoặc thậm chí đến tháng 6 sau đó khi Bắc Kinh lên tiếng trước yêu cầu của Washington về khuôn khổ thực thi một chiều.

Sự chậm trễ phản ánh một cuộc xung đột liên tục về thực thi. Nguồn: Internet
Sự chậm trễ phản ánh một cuộc xung đột liên tục về thực thi. Nguồn: Internet

Ngày 18/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố lịch trình chuyến công du tới châu Âu của Chủ tịch Tập Cận Bình vào cuối tháng này. Trong đó không bao gồm điểm dừng chân tại Mỹ để đàm phán với Tổng thống Donald Trump, mà Bắc Kinh đã coi là một dịp để tiến tới thỏa thuận thương mại. Sự vắng mặt của lịch trình này về cơ bản đã chắc chắn loại bỏ bất kỳ cơ hội nào để hai nhà lãnh đạo gặp nhau trước cuối tháng ba.

Sự chậm trễ phản ánh một cuộc xung đột liên tục về thực thi. Ngay cả khi các cuộc đàm phán bước vào giai đoạn cuối, Washington và Bắc Kinh vẫn có những khác biệt về khuôn khổ xác minh sự tuân thủ của Trung Quốc đối với thỏa thuận cuối cùng và trừng phạt nước này vì đã không tuân theo nó, các nguồn tin ngoại giao Mỹ-Trung Quốc cho biết.

Sự rạn nứt đã kéo dài thời gian cho các cuộc đàm phán, đẩy hội nghị thượng đỉnh đến tháng 4 hoặc thậm chí là muộn nhất là tháng 6. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer đã có các cuộc điện đàm hai lần vào tuần trước với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc để đưa ra văn bản của một thỏa thuận thương mại. Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã đưa tin hôm 15/3 rằng, hai bên đã đạt được tiến bộ đáng kể. Ngày 14/3, Tổng thống Trump cho rằng các cuộc đàm phán sẽ diễn ra "rất tốt", nhưng cảnh báo rằng "nếu đó không phải là một thỏa thuận tuyệt vời” cho Mỹ thì Mỹ sẽ “không thực hiện nó”.

Trả lời phóng viên ngày 15/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, muốn có kết quả “đôi bên cùng có lợi” với những lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Bắc Kinh và Washington đã đồng ý tiếp tục tổ chức các cuộc họp thường xuyên cấp bộ trưởng và thứ trưởng về vấn đề thực thi, nhưng Mỹ muốn có quyền áp dụng thuế quan trừng phạt nếu xác định rằng Trung Quốc không giữ lời hứa cho đến kết thúc thỏa thuận. Các nhà đàm phán Mỹ bao gồm cả ông Lighthizer được cho là đã ép Trung Quốc hứa sẽ không đáp trả các thuế quan trả đũa trong các trường hợp như vậy, vì Bắc Kinh đã nhiều lần trả đũa thuế quan của Mỹ trong năm ngoái khi Mỹ áp thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn tại cuộc họp báo đầu tháng 3 khẳng định Bắc Kinh đã chống lại một khuôn khổ thực thi đơn phương, bởi vì bất kỳ cơ chế thực thi nào như vậy phải "công bằng và bình đẳng". Phía Mỹ cũng đang cố gắng quyết định khi nào nên loại bỏ thuế quan hiện có. Tổng thống Trump đã nói rằng các mức thuế áp đặt trong cuộc chiến thương mại sẽ được dỡ bỏ sau khi thỏa thuận được ký kết, nhưng ông Lighthizer và những người khác ủng hộ cách tiếp cận theo từng giai đoạn, loại bỏ các mức thuế dần dần khi Trung Quốc thể hiện sự tuân thủ thỏa thuận. Tuy nhiên Trung Quốc muốn loại bỏ thuế quan theo phương án thứ nhất, tức là loại bỏ thuế quan khi ký kết thỏa thuận, bởi lẽ tại Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12/2018 tại Argentina, Trung Quốc đã đồng ý cùng nhau loại bỏ tất cả các mức thuế bổ sung.

Các nguồn tin truyền thông Mỹ cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể có một chuyến thăm cấp nhà nước đầy đủ đến Mỹ vào cuối tháng 4, thay vì chỉ là một chuyến dừng chân ngắn gọn như đã hình dung trong các kịch bản trước đó. Cả hai quốc gia đang hướng tới một cuộc họp trong khung thời gian đó. Nhưng Chủ tịch Trung Quốc có thể ít háo hức thực hiện một chuyến đi như vậy, do cuộc hội đàm tháng trước giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Việt Nam đã không đạt được thỏa thuận. Và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung tiếp tục bị hoãn lại, có thể diễn ra bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm G20 tại Nhật Bản.

Trong khía cạnh khác, các cuộc đàm phán đã ít nhiều có hiệu quả nhất định. Mỹ và Trung Quốc đã thống nhất về ngôn ngữ cụ thể đáp ứng một số yêu cầu của Mỹ như tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ, ngăn chặn chuyển giao công nghệ bắt buộc, hạ thấp các rào cản thương mại, tăng nhập khẩu nông sản, mở cửa thị trường dịch vụ và giữ đồng nhân dân tệ ổn định.

Ngày 15/3, Quốc hội Nhân dân Trung Quốc đã ban hành luật cấm chuyển giao công nghệ bắt buộc thông qua "các biện pháp hành chính". Luật này sẽ có hiệu lực thực thi vào tháng 01/2020 là một bước tiến quan trọng. Hai bên được cho là cũng gần một thỏa thuận trong đó Trung Quốc cam kết các cấp chính quyền địa phương tuân theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới về trợ cấp doanh nghiệp. Washington đã khiếu nại rằng trợ cấp đó cho phép các doanh nghiệp Trung Quốc giảm giá, tạo ra một sân chơi không bình đẳng.

Do những suy thoái kinh tế gần đây của Trung Quốc nên các quan chức nước này “muốn chấm dứt cuộc chiến”. Nhưng một số người ở Trung Quốc không hài lòng với những gì họ coi là sự nhượng bộ quá mức đối với Mỹ, Bắc Kinh hy vọng sẽ tránh được sự xuất hiện của việc đơn giản là đáp ứng yêu cầu của Washington. Bắc Kinh đã đồng ý mở các thị trường tài chính và nông nghiệp nhưng đáp lại nhu cầu của họ, như cho phép các công ty Trung Quốc tham gia thị trường bảo hiểm và các thị trường khác của Mỹ. Nước này cũng tìm kiếm các hạn chế lỏng lẻo hơn trong xuất khẩu đối với Trung Quốc về các công nghệ nhạy cảm như trí tuệ nhân tạo.