Trong thời gian trên đã diễn ra hai kỳ Đại hội Đảng bộ cơ quan Bộ Tài chính gồm: Đại hội Đảng bộ cơ quan Bộ Tài chính lần thứ X, nhiệm kỳ 1969-1972 được tiến hành vào tháng 8/1969; Đại hội Đảng bộ cơ quan Bộ Tài chính lần thứ XI, nhiệm kỳ 1973-1975 được tiến hành vào tháng 5/1973. Ở cả 2 kỳ Đại hội, đồng chí Nguyễn Ly đều được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Sơn được bầu giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy.
Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ công tác trong các nhiệm kỳ này đã được 2 Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính thông qua đều có những nội dung quan trọng, đó là: Tiếp tục đẩy mạnh việc vận động nâng cao chất lượng đảng viên; Phát huy vai trò của tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng, động viên giáo dục mọi cán bộ đảng viên đem hết nhiệt tình và năng lực ra thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, của cơ quan đơn vị… đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và dồn sức cho công cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc.
Bám sát các nhiệm vụ đề ra, Đảng bộ Bộ Tài chính thời kỳ 1970 -1975 đã tập trung lãnh đạo thực hiện có kết quả các nội dung công tác chủ yếu sau:
Lãnh đạo đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao
Yêu cầu rất to lớn và khẩn trương của nền tài chính quốc gia trong thời kỳ cả nước có chiến tranh được phản ánh tập trung qua quan hệ cân đối thu chi ngân sách nhà nước. Giai đoạn 1970-1975, đã có những chính sách sửa đổi, bổ sung chế độ thuế thu quốc doanh vừa góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, phục vụ chiến đấu, vừa bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Những sửa đổi, bổ sung về thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa thời kỳ này đã phát huy tác dụng, khuyến khích hoạt động theo hướng có lợi cho quốc kế dân sinh và chiến đấu. Bên cạnh đó, hệ thống tài khoản thống nhất áp dụng chung cho tất cả các đơn vị thuộc các ngành sản xuất, kinh doanh do Trung ương quản lý cũng đã được ban hành. Kết quả đáng khích lệ của những cải tiến về chính sách tài chính là số thu ngân sách giai đoạn 1971-1975 đã tăng gấp 2,7 lần so với 10 năm trước đó.
Về quản lý ngân sách nhà nước, bước đầu thực hiện việc gắn kế hoạch hóa tài chính với kế hoạch hóa hiện vật, tăng cường đôn đốc thu nộp; đưa việc thanh toán hàng viện trợ vào nền nếp, chặt chẽ; mở rộng việc cấp phát vốn theo kế hoạch, định mức, tiêu chuẩn… Việc phân phối, sử dụng nguồn thu đã dựa trên tinh thần tiết kiệm, sắp xếp cơ cấu chi ngân sách sao cho hợp lý, giới hạn ở mức tối thiểu cần thiết. Song, do nhu cầu thực tế về tài chính thời kỳ này quá lớn, có nhiều biến động, nên chi ngân sách vẫn vượt quá khả năng thu hàng năm nên phải dùng vốn phát hành để bù đắp (bội chi riêng trong các năm 1971 - 1975 lên tới 3,26%).
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng
Đảng bộ Bộ Tài chính giai đoạn 1970-1975 đã tổ chức cho đảng viên và quần chúng nghiên cứu học tập nắm vững các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng và Chính phủ (các Chỉ thị số 141-CT/TW, số 150-CT/TW, số 192 - CT/TW, số 220-CT/TW…) tiến hành các đợt chỉnh huấn, nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế trong nước và thế giới, tình hình nhiệm vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước… Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đã giúp đảng viên và quần chúng ở cơ quan Bộ Tài chính nhận thức đầy đủ hơn những khó khăn và thuận lợi trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế trong điều kiện cả nước có chiến tranh để quyết tâm phấn đấu, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiện vụ tài chính - ngân sách.
Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và rèn luyện đội ngũ đảng viên
Công tác xây dựng Đảng bộ, chi bộ vững mạnh tiếp tục được thực hiện nghiêm túc. Cùng với việc nâng cao chất lượng đảng viên theo Nghị quyết 195/NQ - TW của Bộ Chính trị, việc triển khai Chỉ thị 192/CT - TW của Bộ Chính trị về đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng đã có tác dụng rèn luyện đội ngũ đảng viên ngành Tài chính về tiêu chuẩn, nhiệm vụ đảng viên, qua đó tư cách đảng viên, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật của đảng viên đã có chuyển biến và tiến bộ đáng kể.
Nhiều chi bộ đã quan tâm cải tiến nội dung sinh hoạt hơn trước; Công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình đã được nâng lên một bước… Kết quả là, phân loại xây dựng tổ chức Đảng và rèn luyện đội ngũ đảng viên, từ năm 1966 đến 1972, tỷ lệ Chi bộ đạt tiêu chuẩn 4 tốt chiếm từ 18-50%, đảng viên đạt 4 tốt từ 60,7% đến 67%; Từ năm 1973-1975, thực hiện theo tiêu thức phân loại mới, tỷ lệ Chi bộ loại khá và trung bình hàng năm đạt khoảng 50-60%, đảng viên vi phạm tư cách chiếm khoảng 6,3%.
Thực hiện tốt vai trò lãnh đạo quần chúng
Từ năm 1970 - 1975, Đảng bộ cơ quan Bộ Tài chính đã tăng cường lãnh đạo và tạo điều kiện thuận lợi phát huy vai trò các tổ chức quần chúng trong cơ quan. Vai trò và vị trí của Công đoàn cơ quan được xác định rõ hơn, tinh thần làm chủ tập thể của đoàn viên công đoàn được đề cao. Đoàn Thanh niên đã vận động đoàn viên phấn đấu đạt danh hiệu Thanh niên 3 sẵn sàng, đi sâu vào công tác chuyên môn, học tập thực tế, mạnh dạn trong phong trào thi đua cải tiến công tác.
Song song với đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp trong Đảng bộ, lực lượng dân quân tự vệ cơ quan luôn được củng cố, kiện toàn. Hằng trăm cán bộ, đảng viên, công nhân viên cơ quan Bộ Tài chính đã hăng hái gia nhập lực lượng dân quân tự vệ, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ cơ quan đơn vị, khu phố ở Hà Nội cũng như nơi sơ tán, góp phần quan trọng đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến ngày thắng lợi cuối cùng.
Đảng bộ Bộ Tài chính thời kỳ cả nước dồn sức cho giải phóng miền Nam (1970-1975)
(Tài chính) Trong giai đoạn 1970-1975, Đảng bộ cơ quan Bộ Tài chính đã có những kết quả tích cực trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng Đảng bộ, từ đó phấn đấu, khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tài chính - ngân sách, góp phần to lớn đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn Đảng, toàn dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng.
Xem thêm