Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế tại tỉnh An Giang

Trang Phạm

Theo Cục Thuế An Giang, việc đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế (NNT) là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, để ngành Thuế nhìn nhận những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác hỗ trợ người nộp thuế. Qua đó, rà soát, đánh giá nhu cầu hỗ trợ của NNT thông qua nội dung lấy ý kiến để làm cơ sở cho ngành Thuế điều chỉnh, bổ sung các giải pháp kịp thời, hướng đến thực hiện thành công Kế hoạch cải cách hệ thống quản lý thuế đến năm 2025.

Thực hiện Công văn số 2987/TCT-TTHT ngày 11/07/2024 của Tổng cục Thuế về việc triển khai đánh giá sự hài lòng của NNT đối với sự phục vụ của cơ quan thuế và Đề án đổi mới và tăng cường năng lực công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT thuộc Chiến lược Cải cách Hệ thống thuế đến năm 2030, Cục Thuế tỉnh An Giang yêu cầu các phòng chức năng và Chi cục Thuế thành phố, khu vực thực hiện một số nội dung khảo sát sự hài lòng của NNT đối với cơ quan thuế và công chức thuế. Thời gian thực hiện việc khảo sát diễn ra trong quý III/2024 đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính thuế từ ngày 01/01/2024 đến thời điểm NNT cho ý kiến đánh giá. Kết quả đánh giá như sau:

Đánh giá chung

-Về công tác xây dựng chính sách pháp luật: Công tác xây dựng chính sách pháp luật giúp tiếp cận nội dung văn bản pháp luật về thuế, dễ dàng thuận lợi; Ý kiến đóng góp của NNT được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình trong quá trình xây dựng pháp luật; Các quy đinh về cơ chế phù hợp với thực tiễn và có hiệu quả, nâng cao tính tuân thủ pháp luật về thuế; Thành phần hồ sơ thủ tục hành chính dễ hiểu, dễ thực hiện.

Cơ quan thuế phổ biến, hướng dẫn thực hiện chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế kịp thời, dễ hiểu, dễ tiếp cận
Cơ quan thuế phổ biến, hướng dẫn thực hiện chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế kịp thời, dễ hiểu, dễ tiếp cận

-Về cung cấp dịch vụ công của cơ quan thuế: Cơ quan thuế phổ biến, hướng dẫn thực hiện chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế kịp thời, dễ hiểu, dễ tiếp cận; Việc tra cứu văn bản chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế qua website, trang mạng xã hội của cơ quan thuế dễ dàng thuận tiện; Nội dung hướng dẫn thực hiện chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế kịp thời, dễ hiểu, dễ thực hiện; Việc tra cứu trên website cơ quan thuế về thông tin công khai hành vi vi phạm của NNT theo quy định của pháp luật, thông tin cảnh báo giúp NNT phòng tránh sai phạm pháp luật thuế dễ dàng, thuận tiện; Cơ quan thuế trả lời, giải đáp vướng mắc cho NNT kịp thời, đúng quy định pháp luật, phù hợp với thực tiễn hoạt động; Cơ quan thuế hướng dẫn NNT sử dụng các ứng dụng của ngành thuế để thực hiện thủ tục hành chính thuế, tra cứu thông tin về thuế kịp thời, dễ hiểu, dễ thực hiện; Bộ phận một cửa, nơi đón tiếp NNT của cơ quan thuế tiện nghi, lịch sự, phù hợp; Việc nộp hồ sơ thủ tục hành chính thuế đến Cơ quan Thuế (theo phương thức điện tử hoặc hồ sơ giấy) dễ thực hiện; Việc theo dõi tiến độ tiếp nhận, trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) theo phương thức điện tử dễ dàng, thuận tiện; Năng lực chuyên môn của công chức thuế trong quá trình hướng dẫn, hỗ trợ, làm việc với NNT đáp ứng yêu cầu; Thái độ, đạo đức, tác phong của công chức thuế trong quá trình giao tiếp, hỗ trợ, làm việc với NNT đúng mực.

- Về tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế: Việc nộp hồ sơ TTHC tại bộ phận một cửa dễ dàng, thuận lợi; Nộp hồ sơ TTHC theo phương thức điện tử dễ dàng, tiện ích; Thời gian giải quyết TTHC kịp thời, đúng hạn theo quy định; Yêu cầu giải trình, bổ sung hồ sơ thuế của cơ quan thuế là phù hợp; Năng lực chuyên môn của công chức giải quyết thủ tục hành chính thuế; Thái độ, đạo đức, tác phong của công chức thuế liên quan đến giải quyết TTHC thuế; Thực hiện thủ tục đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế, chuyển địa điểm hoạt động kinh doanh, đóng mã số thuế dễ dàng, thuận tiện; Thực hiện thủ tục khai thuế dễ dàng, thuận tiện; Việc tra cứu và xác định số thuế nộp thừa, số thuế còn phải nộp dễ dàng, thuận tiện, chính xác; Thực hiện thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế dễ dàng, thuận tiện; Công tác xử lý nợ thuế của cơ quan thuế khách quan, đúng quy định.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra của Cơ quan thuế: Tần suất, nội dung yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin tại trụ sở cơ quan thuế; Tần suất các cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp/NNT; Thời gian tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doah nghiệp/NNT; Năng lực chuyên môn của công chức thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế; Thái độ, đạo đức, tác phong của công chức thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế; Nội dung kết luận, biên bản thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

- Về công tác xử lý khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của Cơ quan thuế: Việc gửi thông tin khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị đến cơ quan thuế dễ dàng, thuận tiện; Năng lực chuyên môn của công chức thuế khi làm việc với NNT về nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của NNT; Thái độ, đạo đức, tác phong của công chức thuế khi làm việc với NNT về nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của NNT; Xử lý khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cơ quan thuế kịp thời; Kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cơ quan thuế công tâm, khách quan, phù hợp quy định của pháp luật.

Việc đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, để ngành thuế nhìn nhận các kết quả trong công tác cải cách, hiện đại hóa.
Việc đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, để ngành thuế nhìn nhận các kết quả trong công tác cải cách, hiện đại hóa.

Đánh giá cụ thể 

- Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: Thường xuyên được cập nhật, tiếp nhận chính sách pháp luật thuế mới thông qua các kênh như: Báo; Đài; Trang web Cục Thuế; Trang Zalo “Cục Thuế An Giang”; thông qua email của CQT; Cung cấp chính sách thuế kịp thời, nhanh chóng và rõ ràng, dễ hiểu; Thái độ, đạo đức, tác phong công chức thuế khi thực hiện hỗ trợ, giải đáp vướng mắc chính sách thuế qua các kênh (điện thoại, eTax, văn bản,…) được rõ ràng, dễ hiểu.

-Về công tác kê khai – kế toán thuế: Việc thực hiện xử lý hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế được thực hiện đúng hạn và đúng quy định; Theo dõi, đôn đốc NNT nộp tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN,… đúng hạn, đã hạn chế phát sinh trường hợp xử phạt do chậm nộp tờ khai; Năng lực chuyên môn của công chức thuế đã đáp ứng tốt, hỗ trợ hướng dẫn cụ thể các nội dung kê khai thuế, nộp thuế của người nộp thuế; Thái độ, đạo đức, tác phong của công chức thuế nhã nhặn, niềm nở khi làm việc với NNT về đăng ký thuế, kê khai thuế.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra của từng Phòng/Đội: Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh; Thỏa thuận về các khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế giúp doanh nghiệp giảm được số thuế phải nộp; Doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra thuế; Miễn, giảm thuế TNDN là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp lớn.

- Về công tác quản lý nợ thuế: Thái độ, tác phong, đạo đức khi giải đáp các kiến nghị vướng mắc trong quá trình đôn đốc thu tiền thuế nợ, cưỡng chế nợ thuế; Giải quyết kịp thời, đúng thời gian quy định các hồ sơ gia hạn nộp thuế, xóa nợ, nộp dần tiền thuế, không tính tiền chậm nộp; Tinh thần trách nhiệm cao của công chức quản lý nợ, trong việc xử lý nợ thuế; Doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ quản lý nợ để được chậm/không thông báo nợ, để đủ điều kiện khi thực hiện hồ sơ đấu thầu đấu thầu, đấu giá.

Giải pháp thực hiện

Dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế trên địa bàn tỉnh An Giang, trong thời gian tới, Cục Thuế An Giang sẽ tập trung một số nhiệm vụ sau đây:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực của người dân, tổ chức, cơ sở kinh doanh trong quá trình tham gia đo lường sự hài lòng và giám sát chất lượng phục vụ và cung ứng dịch vụ hành chính thuế của công chức thuế và cơ quan thuế trên địa bàn tỉnh An Giang cần phải: (1) Tuyên truyền đầy đủ, chính xác, kịp thời về mục đích, mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, kết quả đo lường sự hài lòng và các giải pháp khác phục tới người dân, NNT; (2) Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phổ biến và dễ tiếp cận; nhất là tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng (Đài truyền hình, Đài truyền thanh, Báo chí,…), trang điện tử ngành thuế và trên mạng xã hội của ngành thuế (Zalo của Cục Thuế, Zalo của Chi cục Thuế, …).

Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả cung ứng dịch vụ thuế

Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc cung ứng dịch vụ thuế cho NNT, người có thực hiện thủ tục hành chính thuế; Thực hiện tiếp nhận, giải quyết phẩn ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân, NNT về giải quyết thủ tục hành chính thuế của các đơn vị trực thuộc; Việc triển khai đo lường sự hài lòng của NNT phải đảm bảo kết quả thu được khách quan, trung thực, phản ánh đúng thực trạng mức độ hài lòng và sự mong đợi của người dân, NNT; Trên cơ sở kết quả đo lường sự hài lòng, tổ chức quán triệt trong cơ quan thuế, triển khai các giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng phục vụ và nâng cao sự hài lòng của người dân, NNT.

Đảm bảo nhân lực khảo sát và phối hợp với các ngành liên quan

Từng đơn vị bố trí công chức có kỹ năng triển khai thực hiện kế hoạch này; Phối hợp với các ngành liên quan, UBND cấp huyện để thực hiện việc tuyên truyền đầy đủ nội dung, ý nghĩa của đợt lấy ý kiến này nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Để triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế trên địa bàn tỉnh An Giang; Cục Thuế tỉnh An Giang yêu cầu các phòng chức năng và Chi cục Thuế thành phố, khu vực thực hiện một số nội dung khảo sát sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế và công chức thuế.

Thông qua đó, cơ quan thuế nắm được được yêu cầu mong muốn của người nộp thuế; nhằm đề ra những biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện chất lượng phục vụ và cung ứng dịch vụ hành chính thuế, hướng tới nâng cao mức độ hài lòng của người nộp thuế; đảm bảo tính khả thi đối với mục tiêu nâng cao mức độ hài lòng của NNT đến năm 2025 phải đạt tối thiểu 90% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 95%.

 

Điểm chỉ số hài lòng về sự phục vụ của một cơ quan thuế bằng trung bình cộng điểm chỉ số hài lòng của tất cả các tiêu chí (bao gồm tiêu chí đánh giá chung và tiêu chí đánh giá theo từng lĩnh vực chức năng/nhiệm vụ). Điểm chỉ số hài lòng theo lĩnh vực chức năng/nhiệm vụ bằng trung bình cộng các điểm chỉ số hài lòng theo tiêu chí lĩnh vực chức năng/nhiệm vụ có liên quan đến người nộp thuế.