Đầu tư ra nước ngoài thận trọng sau sự cố "chiếm đất, phá rừng"
Theo chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, đất đai nên thận trọng và quan tâm hơn tới đánh giá môi trường để tránh bị các tổ chức quốc tế "soi" như Hoàng Anh Gia Lai.
Trong bối cảnh nguồn tài nguyên và thị trường trong nước hạn chế, nhiều tập đoàn và tổng công ty lớn đã lên kế hoạch tiến ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và nâng cao tính cạnh tranh. Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, đến 20/3/2013, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài hơn 15,5 tỷ USD ở 742 dự án, chủ yếu trong lĩnh vực khai khoáng.
Trong 59 quốc gia doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang, Lào và Campuchia được Chính phủ xác định là thị trường trọng điểm theo đề án "Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài". Điều này thể hiện qua số liệu dự án đầu tư sang Lào và Campuchia đang là lớn nhất. Hết tháng 3/2013, Việt Nam có 356 dự án triển khai tại Lào và Campuchia, tổng vốn đầu tư trị giá gần 7 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp, viễn thông, thủy điện...
Tuy nhiên, mới đây nhất, hai ông lớn là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã vướng vào vụ lùm xùm lớn tại hai quốc gia này, khi bị tổ chức phi chính phủ Global Witness cáo buộc "có liên quan đến việc chặt đốn khu rừng nguyên vẹn trong và ngoài phạm vi ranh giới nhượng quyền, trái với quy định của pháp luật".
Trước cáo buộc trên, ngay lập tức lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su đã có những phản đối gay gắt, khi đưa ra những bằng chứng chứng minh doanh nghiệp hoàn toàn hoạt động theo đúng luật pháp của nước sở tại và không có chuyện "chiếm đất, phá rừng" như Global Witness nêu.
Ông Bùi Tường Lân - Phó Chủ tịch thường trực Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (Vilacaed) cũng cho hay, trong hai doanh nghiệp bị Global Witness nêu tên, chỉ có Tập đoàn Cao su là hội viên của hội, song quan điểm hội là "Hoàng Anh Gia lai cũng như tập đoàn Cao su không phá hoại môi trường".
Theo ông Lân, mỗi quốc gia đều phải có chiến lược phát triển kinh tế hài hòa với môi trường, chứ không thể để tất cả đều là rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, các nước sẽ chọn một tỷ lệ thích hợp để vừa không gây hại tới môi trường, lại có thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đó.
Mặc dù có nhiều lời bào chữa và ý kiến ủng hộ từ trong nước, tuy nhiên, có thể nói sự việc Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su Việt Nam vấp phải là một scandal lớn trong lịch sử đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư nhận xét.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, sự việc này sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, nhưng không phải với tất cả.
"Báo chí nước ngoài, tổ chức chuyên quan sát về môi trường họ có cái nhìn khách quan với từng trường hợp chứ không đánh đồng người làm sai với những người không làm sai. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư vào những lĩnh vực ảnh hưởng tới môi trường thì không có gì phải lo ngại", bà Lan nói.
Do vậy, bà nhận định ảnh hưởng từ vụ hai doanh nghiệp bị Global Witness cáo buộc "chiếm đất, phá rừng" chỉ có mức độ nhất định và các doanh nghiệp Việt Nam không vì thế mà lo ngại bị đánh giá thấp. Tuy nhiên, với doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực tương tự như đất đai, khai thác tài nguyên thì cần thận trọng vì họ có thể là những đối tượng bị "soi" tiếp.
"Các nước sẽ thận trọng hơn với những dự án ảnh hưởng tới môi trường nước họ. Doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiêm túc nhìn nhận hơn. Luật môi trường của trong nước chưa nghiêm, song đừng mang cách đó để làm ở nước ngoài", vị chuyên gia này khuyến nghị.
Rút bài học từ sự vụ này, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết, thời gian tới sẽ mời Bureau Veritas, một tổ chức của Pháp có 28.000 nhân viên hoạt động về môi trường làm tư vấn và thực địa các dự án tại Lào và Campuchia, hướng tới đề nghị các tổ chức uy tín cấp giấy chứng nhận sản phẩm bền vững về môi trường.
Bên cạnh đó, đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho hoạt động quản lý doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư ra nước ngoài. Trong một báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, cơ quan này nhận xét khuôn khổ pháp lý đối với các hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập, dẫn đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn. Một số dự án đầu tư trong quá trình triển khai nảy sinh một số vấn đề vướng mắc với người dân trong vùng dự án.
"Thời gian tới, Chính phủ cũng cần kiểm soát chặt chẽ hơn đầu tư ra nước ngoài, tránh trường hợp mang lợi ích cho doanh nghiệp nhưng lại gây phương hại nào đó cho nước nhận đầu tư", bà Phạm Chi Lan nêu ý kiến.
Tuy nhiên, bỏ qua sự lùm xùm của Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su tại Lào hay Campuchia, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài cũng thu được những thành tựu. Đến hết năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển về nước khoảng 430 triệu USD, bằng 11% tổng vốn đầu tư đã thực hiện và đóng góp vào tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Ngoài ra, các hoạt động này tạo việc làm cho hàng nghìn lao động Việt Nam và hàng vạn lao động của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là Lào và Campchia, Cục đầu tư nước ngoài cho hay.
Trong 59 quốc gia doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang, Lào và Campuchia được Chính phủ xác định là thị trường trọng điểm theo đề án "Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài". Điều này thể hiện qua số liệu dự án đầu tư sang Lào và Campuchia đang là lớn nhất. Hết tháng 3/2013, Việt Nam có 356 dự án triển khai tại Lào và Campuchia, tổng vốn đầu tư trị giá gần 7 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp, viễn thông, thủy điện...
Tuy nhiên, mới đây nhất, hai ông lớn là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã vướng vào vụ lùm xùm lớn tại hai quốc gia này, khi bị tổ chức phi chính phủ Global Witness cáo buộc "có liên quan đến việc chặt đốn khu rừng nguyên vẹn trong và ngoài phạm vi ranh giới nhượng quyền, trái với quy định của pháp luật".
Trước cáo buộc trên, ngay lập tức lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su đã có những phản đối gay gắt, khi đưa ra những bằng chứng chứng minh doanh nghiệp hoàn toàn hoạt động theo đúng luật pháp của nước sở tại và không có chuyện "chiếm đất, phá rừng" như Global Witness nêu.
Ông Bùi Tường Lân - Phó Chủ tịch thường trực Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (Vilacaed) cũng cho hay, trong hai doanh nghiệp bị Global Witness nêu tên, chỉ có Tập đoàn Cao su là hội viên của hội, song quan điểm hội là "Hoàng Anh Gia lai cũng như tập đoàn Cao su không phá hoại môi trường".
Theo ông Lân, mỗi quốc gia đều phải có chiến lược phát triển kinh tế hài hòa với môi trường, chứ không thể để tất cả đều là rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, các nước sẽ chọn một tỷ lệ thích hợp để vừa không gây hại tới môi trường, lại có thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đó.
Mặc dù có nhiều lời bào chữa và ý kiến ủng hộ từ trong nước, tuy nhiên, có thể nói sự việc Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su Việt Nam vấp phải là một scandal lớn trong lịch sử đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư nhận xét.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, sự việc này sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, nhưng không phải với tất cả.
"Báo chí nước ngoài, tổ chức chuyên quan sát về môi trường họ có cái nhìn khách quan với từng trường hợp chứ không đánh đồng người làm sai với những người không làm sai. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư vào những lĩnh vực ảnh hưởng tới môi trường thì không có gì phải lo ngại", bà Lan nói.
Do vậy, bà nhận định ảnh hưởng từ vụ hai doanh nghiệp bị Global Witness cáo buộc "chiếm đất, phá rừng" chỉ có mức độ nhất định và các doanh nghiệp Việt Nam không vì thế mà lo ngại bị đánh giá thấp. Tuy nhiên, với doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực tương tự như đất đai, khai thác tài nguyên thì cần thận trọng vì họ có thể là những đối tượng bị "soi" tiếp.
"Các nước sẽ thận trọng hơn với những dự án ảnh hưởng tới môi trường nước họ. Doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiêm túc nhìn nhận hơn. Luật môi trường của trong nước chưa nghiêm, song đừng mang cách đó để làm ở nước ngoài", vị chuyên gia này khuyến nghị.
Rút bài học từ sự vụ này, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết, thời gian tới sẽ mời Bureau Veritas, một tổ chức của Pháp có 28.000 nhân viên hoạt động về môi trường làm tư vấn và thực địa các dự án tại Lào và Campuchia, hướng tới đề nghị các tổ chức uy tín cấp giấy chứng nhận sản phẩm bền vững về môi trường.
Bên cạnh đó, đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho hoạt động quản lý doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư ra nước ngoài. Trong một báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, cơ quan này nhận xét khuôn khổ pháp lý đối với các hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập, dẫn đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn. Một số dự án đầu tư trong quá trình triển khai nảy sinh một số vấn đề vướng mắc với người dân trong vùng dự án.
"Thời gian tới, Chính phủ cũng cần kiểm soát chặt chẽ hơn đầu tư ra nước ngoài, tránh trường hợp mang lợi ích cho doanh nghiệp nhưng lại gây phương hại nào đó cho nước nhận đầu tư", bà Phạm Chi Lan nêu ý kiến.
Tuy nhiên, bỏ qua sự lùm xùm của Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su tại Lào hay Campuchia, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài cũng thu được những thành tựu. Đến hết năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển về nước khoảng 430 triệu USD, bằng 11% tổng vốn đầu tư đã thực hiện và đóng góp vào tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Ngoài ra, các hoạt động này tạo việc làm cho hàng nghìn lao động Việt Nam và hàng vạn lao động của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là Lào và Campchia, Cục đầu tư nước ngoài cho hay.