Để có đội ngũ CEO Việt giỏi
Khi bạn là chủ doanh ngiệp hay khi bạn được thuê làm tổng giám đốc, giám đốc điều hành cho một tổ chức hay doanh nghiệp nào đó thì CEO - Chief Excutive office - chính là một chức vụ chuyên môn, được đóng dấu công nhận như một chuẩn mực, một đẳng cấp nghề nghiệp chuyên môn mà bạn đã đạt được trong quá trình đào tạo, tích lũy kinh nghiệm chuyên môn qua quá trình nổ lực phấn đấu lãnh đạo và điều hành một tổ chức, một doanh nghiệp thành công.
CEO, anh là ai?
CEO là người điều hành công ty chuyên nghiệp, được chủ sở hữu của công ty thuê. Nếu xét về hệ thống cấp bậc thì CEO là người chịu trách nhiệm cao nhất về điều hành của cả tập đoàn hoặc công ty lớn, có nhiệm vụ đề ra mọi chiến thuật, mục tiêu, giải pháp, chương trình, kế hoạch cụ thể trên cơ sở chiến lược tổng thể do hội đồng quản trị đã thông qua (chiến lược này cũng do CEO đề xuất). Bên dưới CEO còn có nhiều cấp quản trị viên như: giám đốc các công ty, các chi nhánh, bộ phận, cơ sở nghiên cứu, giám đốc nhãn hiệu, quản lý xí nghiệp, phân xưởng …
Trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa, vai trò của CEO càng trở nên quan trọng; tại Việt Nam, đội ngũ doanh nghiệp còn non trẻ, chỉ mới thực sự hình thành và lớn mạnh từ hơn 20 năm nay nhưng đang phải chật vật đương đầu với nhiều yếu tố bất định của khủng hoảng kinh tế toàn cầu; bất ổn vĩ mô trong nước kéo dài từ năm 2008 đến nay.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư(), trong 9 tháng năm 2012, đã có 51.000 doanh nghiệp mới được thành lập với tổng số vốn đăng ký trên 350,5 nghìn tỷ đồng, giảm 11,7% về số doanh nghiệp, nhưng tăng 0,7% về vốn đăng ký. Như vậy, trên cả nước có 675.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, nhưng số doanh nghiệp phải đóng của, phá sản lên tới 200.000 và chỉ còn khoảng 472.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Từ số liệu trên cho thấy rõ sự chật vật, khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất kinh doanh, không phải thành lập được doanh nghiệp là xong, quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp, phát triển bền vững doanh nghiệp là quá trình đòi hỏi sự nổ lực của toàn thể doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vai trò của CEO (giám đốc điều hành) là cực kỳ quan trọng; thực tiễn đã chứng minh một CEO giỏi sẽ dẫn dắt được con tàu “doanh nghiệp” vượt qua mọi khó khăn thách thức. Do đó, bên cạnh những chính sách giúp đỡ doanh nghiệp của Nhà nước; để có thể xây dựng và phát triển bền vững đội ngũ doanh nghiệp Viêt Nam; để giảm thiệt hại cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiết phải có kế hoạch xây dựng và đào tạo đội ngũ “CEO” Việt Nam.
Một doanh nghiệp đang bên bờ vực phá sản, thay đổi CEO giỏi, sau một thời gian, doanh nghiệp thay đổi tăng doanh thu và lợi nhuận, đơn vị đã vượt qua khó khăn. Từ một General Motor (Mỹ) phá sản, khi thay tổng giám đốc điểu hành giỏi, công việc sản xuất và kinh doanh của công ty sau một thời gian đã trở lại bình thường; từ một Apple (Mỹ) đang ở bờ vực thua lỗ, khi thay “CEO” là Steve Jobs, đã đem lại vị thế cho công ty trở thành một trong những công ty có hiệu quả kinh doanh cao trên thế giới. Ngược lại, một công ty có rất nhiều thế mạnh ưu việt, nhưng chọn một CEO “kém” sau một thời gian đưa công ty đến làm ăn thua lỗ, phá sản như công ty Vinashin Việt Nam.
Chân dung CEO giỏi
Vậy một CEO giỏi được hình dung thế nào? Qua khảo sát thực tiễn nhiều năm và hơn 25 năm liên tục làm CEO tại nhiều công ty khác nhau, có thể đúc kết một CEO giỏi bao gồm các tiêu chuẩn:
1. Trước hết, CEO giỏi phải là người “đứng mũi chịu sào”, dám làm và phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty, lãnh đạo công ty thực hiện hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Kể cả hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế vĩ mô trong nước không tốt như hiện nay.
2. Một CEO giỏi phải có lòng yêu nước, tổ chức sản xuất kinh doanh với mục tiêu lợi đạt nhuận nhưng gắn kết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bảo vệ môi trường; cam kết chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xây dựng văn hóa công ty hướng về khách hàng, về cộng đồng; giữ chữ tín trong kinh doanh.
3. Một CEO giỏi phải đảm bảo sức khỏe tốt, có thể làm việc với cường độ cao, chịu được sức ép đến từ nhiều phía, từ bản thân cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, từ cổ đông hay từ HĐQT….
4. Một CEO giỏi phải có trình độ năng lực chuyên môn cao. Đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ tường tận, chuyên nghiệp; có khả năng quản trị kinh doanh theo phương thức hiện đại; quản lý báo cáo kiểm toán hàng quý, hàng năm; kiểm soát dòng tiền mặt, lượng hàng hóa tồn kho…; quản trị rủi ro theo kế hoạch; sử dụng hệ thống quản trị mạng (internet) vào quy trình sản xuất kinh doanh của đơn vị; thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin thị trường chính xác, kịp thời; cập nhật và am hiểu tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước có liên quan.
5. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, một CEO giỏi còn phải thể hiện được những khả năng khác như ít nhất thông thạo một ngoại ngữ; sử dụng thành thạo hoặc chí ít am hiểu các công nghệ máy tính, internet thông dụng để phục vụ công việc, thường xuyên sử dụng email…; có điều kiện thường xuyên tham gia các hội chợ, triễn lãm quốc tế hàng năm.
6. Có khả năng hòa nhập cộng đồng, khả năng tham gia công tác nhóm; có khả năng thuyết phục, vận động mọi người làm tốt công việc của mình, thực hiện kế hoạch công ty.
Làm sao để có đội ngũ CEO giỏi?
Rõ ràng, vai trò của vị trí CEO tại doanh nghiệp luôn là vô cùng quan trọng. Nhưng vấn đề là cần phải làm gì, làm thế nào để đào tạo được một đội ngũ CEO giỏi ngày càng đông đảo, đáp ứng được nhu cầu phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam. Điều này, cần thiết phải có kế hoạch xây dựng và đào tạo, và quan trọng hơn nữa là phải có kế hoạch dài hạn.
Nếu trước đây doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với qui mô gia đình, chưa hội nhập quốc tế thì kể từ sau ngày 11/1/2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) điều kiện hoạt động kinh doanh thay đổi rất nhiều, từ qui mô kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp; doanh nghiệp các nước đã hoạt động kinh doanh mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Do đó, cần thiết phải có nhựng “CEO” giỏi được chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể lãnh đạo công ty hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong nhiều điều kiện cạnh tranh gay gắt kể cả ngay tại thị trường trong nước.
Trước hết, về phía doanh nghiệp, cần định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động của từng vị trí chủ chốt. Hàng năm định kỳ có thể chia làm hai lần, doanh nghiệp có kế hoạch rà soát lại đội ngũ cán bộ chủ chốt; đánh giá hiệu quả hoạt động của từng vị trí; từ đó nếu vị trí nào hoạt động không tốt, có thể điều chuyển; hoặc tổ chức thi tuyển chọn người có đủ năng lực, chọn người giỏi để thay đổi gây sức ép đào tạo đội ngũ chủ chốt.
Bộ phận nghiên cứu – phát triển (R&D) luôn đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, cần thành lập, củng cố và đầu tư phát triển các tổ chức này, qua đó nâng cao trình độ của các lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp().
Doanh nghiệp nên chủ động đặt hàng những đề tài cụ thể liên quan đến sản xuất, kinh doanh của đơn vị nhằm tìm biện pháp tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm… Thường xuyên hợp tác liên kết cùng với trường Đại học, tổ chức nghiên cứu, hội thảo giải quyết vấn đề.
Doanh nghiệp tổ chức các vị trí chủ chốt (các trưởng, phó, phòng ban, ban TGĐ….) tham gia thường xuyên, và theo định kỳ những khóa học ngắn hạn.
Học chương trình theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp hoặc theo chương trình đào tạo của trường đại học. Nhất là những khóa học liên quan đến đào tạo CEO (về tài chính, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự…)
Về phía Nhà nước, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề… cần đưa vào chương trình chính thức của nhà trường; chương trình hợp tác với doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, thực hành những vấn đề cần thiết của doanh nghiệp. Hàng năm có những chương trình cụ thể phối hợp giữa hai bên nhằm mục đích gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Doanh nghiệp đặt hàng, nhà trường tổ chức huy động sinh viên, giáo viên của trường nghiên cứu công trình; có sơ kết, tổng kết.
Hàng năm, thông qua các hiệp hội, các tổ chức nghình nghề; tổ chức bình chọn CEO giỏi, xuất sắc, khen thưởng; trên cơ sở những tiêu chí hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị; từ đó là động lực thúc ép nâng cao trình độ năng lực đội ngũ CEO. Phát hiện những trường hợp CEO xuất sắc nhân rộng mô hình.
Chủ động nâng cao kinh phí ngân sách dành cho hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến nghiên cứu thị trường, trong và ngoài nước. Hàng năm thông qua các đơn vị chủ quản, Bộ công thương, Bộ nông nghiệp….các tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư tỉnh, thành phố….Nhà nước tăng kinh phí ngân sách cho các khoản dành hỗ trợ cho các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư; nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế. Các chương trình hội trợ triển lãm trong nước và quốc tế. Ngoài phần đóng góp tham gia của các doanh nghiệp. Chính thông qua những chương trình xúc tiến, thương mại và đầu tư nghiên cứu thị trường mở rộng tầm nhìn, nâng cao trình độ CEO rất nhiều.
Nhà nước cần tăng kinh phí ngân sách cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ, thay vì trước nay khoảng 2% trên tổng chi ngân sách thì bây giờ tăng từ 8% đến 10% trên tổng chi ngân sách. Các khoản chi này chủ yếu dành cho các chương trình nghiên cứu (có hiệu quả), phát triển, ứng dụng khoa học mới tại các tỉnh, thành phố. Thông qua các chương trình này nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam; nâng cao trình độ CEO của doanh nghiệp Việt Nam.
Nhà nước cần thành lập hội đồng nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam. Thành phần gồm đại diện Bộ Công Thương, VCCI, Bội Nội vụ, chọn doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu, ủy ban kinh tế quốc hội, văn phòng chính phủ…
Hội đồng này có kế hoạch, chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam, đứng trên bình diện quốc gia.
CEO là người điều hành công ty chuyên nghiệp, được chủ sở hữu của công ty thuê. Nếu xét về hệ thống cấp bậc thì CEO là người chịu trách nhiệm cao nhất về điều hành của cả tập đoàn hoặc công ty lớn, có nhiệm vụ đề ra mọi chiến thuật, mục tiêu, giải pháp, chương trình, kế hoạch cụ thể trên cơ sở chiến lược tổng thể do hội đồng quản trị đã thông qua (chiến lược này cũng do CEO đề xuất). Bên dưới CEO còn có nhiều cấp quản trị viên như: giám đốc các công ty, các chi nhánh, bộ phận, cơ sở nghiên cứu, giám đốc nhãn hiệu, quản lý xí nghiệp, phân xưởng …
Trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa, vai trò của CEO càng trở nên quan trọng; tại Việt Nam, đội ngũ doanh nghiệp còn non trẻ, chỉ mới thực sự hình thành và lớn mạnh từ hơn 20 năm nay nhưng đang phải chật vật đương đầu với nhiều yếu tố bất định của khủng hoảng kinh tế toàn cầu; bất ổn vĩ mô trong nước kéo dài từ năm 2008 đến nay.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư(), trong 9 tháng năm 2012, đã có 51.000 doanh nghiệp mới được thành lập với tổng số vốn đăng ký trên 350,5 nghìn tỷ đồng, giảm 11,7% về số doanh nghiệp, nhưng tăng 0,7% về vốn đăng ký. Như vậy, trên cả nước có 675.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, nhưng số doanh nghiệp phải đóng của, phá sản lên tới 200.000 và chỉ còn khoảng 472.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Từ số liệu trên cho thấy rõ sự chật vật, khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất kinh doanh, không phải thành lập được doanh nghiệp là xong, quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp, phát triển bền vững doanh nghiệp là quá trình đòi hỏi sự nổ lực của toàn thể doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vai trò của CEO (giám đốc điều hành) là cực kỳ quan trọng; thực tiễn đã chứng minh một CEO giỏi sẽ dẫn dắt được con tàu “doanh nghiệp” vượt qua mọi khó khăn thách thức. Do đó, bên cạnh những chính sách giúp đỡ doanh nghiệp của Nhà nước; để có thể xây dựng và phát triển bền vững đội ngũ doanh nghiệp Viêt Nam; để giảm thiệt hại cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiết phải có kế hoạch xây dựng và đào tạo đội ngũ “CEO” Việt Nam.
Một doanh nghiệp đang bên bờ vực phá sản, thay đổi CEO giỏi, sau một thời gian, doanh nghiệp thay đổi tăng doanh thu và lợi nhuận, đơn vị đã vượt qua khó khăn. Từ một General Motor (Mỹ) phá sản, khi thay tổng giám đốc điểu hành giỏi, công việc sản xuất và kinh doanh của công ty sau một thời gian đã trở lại bình thường; từ một Apple (Mỹ) đang ở bờ vực thua lỗ, khi thay “CEO” là Steve Jobs, đã đem lại vị thế cho công ty trở thành một trong những công ty có hiệu quả kinh doanh cao trên thế giới. Ngược lại, một công ty có rất nhiều thế mạnh ưu việt, nhưng chọn một CEO “kém” sau một thời gian đưa công ty đến làm ăn thua lỗ, phá sản như công ty Vinashin Việt Nam.
Chân dung CEO giỏi
Vậy một CEO giỏi được hình dung thế nào? Qua khảo sát thực tiễn nhiều năm và hơn 25 năm liên tục làm CEO tại nhiều công ty khác nhau, có thể đúc kết một CEO giỏi bao gồm các tiêu chuẩn:
1. Trước hết, CEO giỏi phải là người “đứng mũi chịu sào”, dám làm và phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty, lãnh đạo công ty thực hiện hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Kể cả hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế vĩ mô trong nước không tốt như hiện nay.
2. Một CEO giỏi phải có lòng yêu nước, tổ chức sản xuất kinh doanh với mục tiêu lợi đạt nhuận nhưng gắn kết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bảo vệ môi trường; cam kết chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xây dựng văn hóa công ty hướng về khách hàng, về cộng đồng; giữ chữ tín trong kinh doanh.
3. Một CEO giỏi phải đảm bảo sức khỏe tốt, có thể làm việc với cường độ cao, chịu được sức ép đến từ nhiều phía, từ bản thân cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, từ cổ đông hay từ HĐQT….
4. Một CEO giỏi phải có trình độ năng lực chuyên môn cao. Đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ tường tận, chuyên nghiệp; có khả năng quản trị kinh doanh theo phương thức hiện đại; quản lý báo cáo kiểm toán hàng quý, hàng năm; kiểm soát dòng tiền mặt, lượng hàng hóa tồn kho…; quản trị rủi ro theo kế hoạch; sử dụng hệ thống quản trị mạng (internet) vào quy trình sản xuất kinh doanh của đơn vị; thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin thị trường chính xác, kịp thời; cập nhật và am hiểu tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước có liên quan.
5. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, một CEO giỏi còn phải thể hiện được những khả năng khác như ít nhất thông thạo một ngoại ngữ; sử dụng thành thạo hoặc chí ít am hiểu các công nghệ máy tính, internet thông dụng để phục vụ công việc, thường xuyên sử dụng email…; có điều kiện thường xuyên tham gia các hội chợ, triễn lãm quốc tế hàng năm.
6. Có khả năng hòa nhập cộng đồng, khả năng tham gia công tác nhóm; có khả năng thuyết phục, vận động mọi người làm tốt công việc của mình, thực hiện kế hoạch công ty.
Làm sao để có đội ngũ CEO giỏi?
Rõ ràng, vai trò của vị trí CEO tại doanh nghiệp luôn là vô cùng quan trọng. Nhưng vấn đề là cần phải làm gì, làm thế nào để đào tạo được một đội ngũ CEO giỏi ngày càng đông đảo, đáp ứng được nhu cầu phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam. Điều này, cần thiết phải có kế hoạch xây dựng và đào tạo, và quan trọng hơn nữa là phải có kế hoạch dài hạn.
Nếu trước đây doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với qui mô gia đình, chưa hội nhập quốc tế thì kể từ sau ngày 11/1/2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) điều kiện hoạt động kinh doanh thay đổi rất nhiều, từ qui mô kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp; doanh nghiệp các nước đã hoạt động kinh doanh mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Do đó, cần thiết phải có nhựng “CEO” giỏi được chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể lãnh đạo công ty hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong nhiều điều kiện cạnh tranh gay gắt kể cả ngay tại thị trường trong nước.
Trước hết, về phía doanh nghiệp, cần định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động của từng vị trí chủ chốt. Hàng năm định kỳ có thể chia làm hai lần, doanh nghiệp có kế hoạch rà soát lại đội ngũ cán bộ chủ chốt; đánh giá hiệu quả hoạt động của từng vị trí; từ đó nếu vị trí nào hoạt động không tốt, có thể điều chuyển; hoặc tổ chức thi tuyển chọn người có đủ năng lực, chọn người giỏi để thay đổi gây sức ép đào tạo đội ngũ chủ chốt.
Bộ phận nghiên cứu – phát triển (R&D) luôn đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, cần thành lập, củng cố và đầu tư phát triển các tổ chức này, qua đó nâng cao trình độ của các lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp().
Doanh nghiệp nên chủ động đặt hàng những đề tài cụ thể liên quan đến sản xuất, kinh doanh của đơn vị nhằm tìm biện pháp tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm… Thường xuyên hợp tác liên kết cùng với trường Đại học, tổ chức nghiên cứu, hội thảo giải quyết vấn đề.
Doanh nghiệp tổ chức các vị trí chủ chốt (các trưởng, phó, phòng ban, ban TGĐ….) tham gia thường xuyên, và theo định kỳ những khóa học ngắn hạn.
Học chương trình theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp hoặc theo chương trình đào tạo của trường đại học. Nhất là những khóa học liên quan đến đào tạo CEO (về tài chính, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự…)
Về phía Nhà nước, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề… cần đưa vào chương trình chính thức của nhà trường; chương trình hợp tác với doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, thực hành những vấn đề cần thiết của doanh nghiệp. Hàng năm có những chương trình cụ thể phối hợp giữa hai bên nhằm mục đích gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Doanh nghiệp đặt hàng, nhà trường tổ chức huy động sinh viên, giáo viên của trường nghiên cứu công trình; có sơ kết, tổng kết.
Hàng năm, thông qua các hiệp hội, các tổ chức nghình nghề; tổ chức bình chọn CEO giỏi, xuất sắc, khen thưởng; trên cơ sở những tiêu chí hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị; từ đó là động lực thúc ép nâng cao trình độ năng lực đội ngũ CEO. Phát hiện những trường hợp CEO xuất sắc nhân rộng mô hình.
Chủ động nâng cao kinh phí ngân sách dành cho hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến nghiên cứu thị trường, trong và ngoài nước. Hàng năm thông qua các đơn vị chủ quản, Bộ công thương, Bộ nông nghiệp….các tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư tỉnh, thành phố….Nhà nước tăng kinh phí ngân sách cho các khoản dành hỗ trợ cho các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư; nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế. Các chương trình hội trợ triển lãm trong nước và quốc tế. Ngoài phần đóng góp tham gia của các doanh nghiệp. Chính thông qua những chương trình xúc tiến, thương mại và đầu tư nghiên cứu thị trường mở rộng tầm nhìn, nâng cao trình độ CEO rất nhiều.
Nhà nước cần tăng kinh phí ngân sách cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ, thay vì trước nay khoảng 2% trên tổng chi ngân sách thì bây giờ tăng từ 8% đến 10% trên tổng chi ngân sách. Các khoản chi này chủ yếu dành cho các chương trình nghiên cứu (có hiệu quả), phát triển, ứng dụng khoa học mới tại các tỉnh, thành phố. Thông qua các chương trình này nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam; nâng cao trình độ CEO của doanh nghiệp Việt Nam.
Nhà nước cần thành lập hội đồng nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam. Thành phần gồm đại diện Bộ Công Thương, VCCI, Bội Nội vụ, chọn doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu, ủy ban kinh tế quốc hội, văn phòng chính phủ…
Hội đồng này có kế hoạch, chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam, đứng trên bình diện quốc gia.