Để phát triển và quản lý hiệu quả thương mại điện tử
Nói đến kinh doanh thương mại điện tử, hầu hết các doanh nghiệp đều hiểu ro lợi ích của nó mang lại. Tuy nhiên, làm thế nào để áp dụng và phát triển loại hình kinh doanh này là vấn đề đặt ra không chỉ với doanh nghiệp mà còn cả với cơ quan quản lý…
Lợi ích kép…
Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp (DN) là tiết kiệm chi phí thấp nhất và tạo lợi nhuận cao cho các bên giao dịch. Khi sử dụng thương mại điện tử thì chi phí bỏ ra thấp vì không phải tốn kém nhiều với việc thuê cửa hàng, trả lương cho một lượng lớn nhân viên, thuê kho.
Với thương mại điện tử thì chỉ cần một khoản tiền nhỏ để xây dựng một Website bán hàng qua mạng và phí duy trì và vận hành website hàng tháng là 10%. Nên DN có thể marketing toàn cầu với chi phí thấp, quảng cáo dễ dàng đến hầu hết mọi người trên thế giới. Đây là điều mà chỉ thương mại điện tử mới có thể mang đến cho doanh nghiệp.
Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn về hàng hoá, dịch vụ của người cung cấp. Người tiêu dùng không cần phải ra ngoài nhưng có thể lựa chọn và đặt mua món hàng mình yêu thích bất cứ lúc nào họ mong muốn dù cho mặt hàng đó có ở vùng địa lý khác. Sự tiện lợi này sẽ giúp người tiêu dùng nhanh chóng đạt được mong muốn của họ về món hàng hay dịch vụ yêu thích.
Đối với xã hội, nhờ có thương mại điện tử đã làm cho cuộc sống công nghiệp hiện đại hơn, hấp dẫn hơn. Thương mại điện tử với phương thức kinh doanh mới và làm việc mới đã tạo ra sân chơi mới cho các doanh nghiệp, và yêu cầu các DN phải luôn đổi mới, sáng tạo để đưa ra chiến lược kinh doanh và dịch vụ riêng cho sản phẩm dịch vụ của họ. Từ đó thúc đẩy DN phát triển và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam
Thương mại điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây đang có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 25-30%. Riêng năm 2018, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam đạt mức tăng trưởng 30% với tổng mức doanh thu bán lẻ thương mại điện tử đạt trên 8 tỷ USD.
Bên cạnh những mặt đáng ghi nhận như vậy thì thị trường thương mại điện tử cũng không tránh khỏi những gian lận, vì lợi ích lớn của các nhân mà cung cấp cho thị trường hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm bản quyền về hình ảnh, quyền sở hữu trí tuệ trên các trang hàng trực tuyến ngày càng nhiều. Một hình ảnh về sản phẩm có thể được copy để đăng ở nhiều trang web khác nhau với chênh lệch giá khá nhiều.
Vì vậy, Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cần vào quyết liệt để giảm thiểu những rủi ro mà người tiêu dùng gặp phải khi mua hàng trực tuyến. Không nên để thương mại điện tử trở thành kênh tiêu thụ hiệu quả hàng giả, hàng gian, hàng cấm của các đối tượng, dẫn đến mất lòng tin của người tiêu dùng.
Các trường hợp bán hàng giả, hàng nhái thường là những các nhân kinh doanh nhỏ lẻ và không đăng ký kinh doanh. Hầu hết các trang web này đều đăng hình ảnh hàng hóa thật để thu hút người tiêu dùng, giá rất rẻ do là hàng nhái, giả... nhất là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, pháo... nhưng nguồn gốc, chất lượng là vấn đề đáng bàn. Các công ty chuyển phát hầu hết không có hóa đơn chứng từ và hàng hóa được thanh toán qua trung gian, các cơ quan chuyển phát đã vô hình chung trở thành vận chuyển hàng giả, hàng gian... gây nhiều khó khăn cho lực lượng quản lý thị trường.
Đặc biệt, với thanh toán điện tử để lần tìm vết người bán người mua hết sức khó khăn do các quy định của ngân hàng; sàn thương mại điện tử chưa có công cụ kiểm soát hiệu quả.
Làm gì để quản lý hiệu quả?
Hiện nay, bất cứ ai cũng có thế kinh doanh qua mạng internet. Họ chỉ cần có sản phẩm, đăng bán và người tiêu dùng đặt mua. Việc đăng sản phẩm bán trên internet rất nhanh và gỡ đi cũng nhanh nên nhà nước cần chế tài xử lý mạnh hơn những trường hợp kinh doanh hàng giả, hàng nhái, trốn thuế để đáp ứng tốc độ phát triển nhanh, mạnh như hiện nay.
Cần xây dựng phương án xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử phải mạnh hơn xử lý vi phạm ngoài đời thực, dừng cấp tên miền, gắn trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử và nhất là sự phối hợp giữa Bộ Công Thương với các cơ quan tài chính, thuế...
Đối với lực lượng quản lý thị trường sẽ đẩy mạnh tập huấn nâng cao trình độ đấu tranh với hàng giả, hàng gian, liên kết giữa các DN sàn thương mại điện tử và người tiêu dùng để nhận biết các sàn thươmg mại uy tín.
Ngoài ra, phối hợp cùng Tổng cục Quản lý thị trường rà soát những hành vi liên quan đến vi phạm về hàng rào trong thương mại điện tử, phân loại các website cũng như ứng dụng thương mại điện tử giúp nhận diện các nhóm mặt hàng và những website có hành vi vi phạm hàng giả cũng như hàng giả nhiều để qua đó tập trung xử lý và bảo vệ người tiêu dùng.
Mặt khác, tăng cường thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp, xây dựng hệ thống tiếp nhận giải quyết khiếu nại liên quan đến tuyến liên quan đến hàng giả hàng nhái…để các đơn vị nắm bắt được tình hình phản ánh của người tiêu dùng và qua đó lấy căn cứ để kiểm tra và xử lý các DN bán hàng giả hàng nhái xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ