Để tự chủ đại học đi vào cuộc sống…
Tự chủ đại học là câu chuyện được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận về Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, chiều 12/6. Coi tự chủ đại học là cần thiết và phù hợp với xu thế chung, đồng thời cũng là nội dung then chốt cần giải quyết triệt để trong sửa đổi Luật lần này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, đi đôi với mở rộng tự chủ là tăng cường trách nhiệm giải trình và đổi mới quản trị cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là nâng cao vai trò, năng lực của Hội đồng trường.
Trao quyền gắn với trách nhiệm giải trình
Đảm bảo vai trò của Hội đồng trường như một thiết chế nhằm thực hiện quyền tự chủ và là cơ quan quyền lực cao nhất của cơ sở giáo dục đại học là yêu cầu được các đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên thảo luận.
Đảm bảo vai trò của Hội đồng trường như một thiết chế nhằm thực hiện quyền tự chủ và là cơ quan quyền lực cao nhất của cơ sở giáo dục đại học là yêu cầu được các đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên thảo luận.
Đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) cho rằng, để thực sự xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản đối với các cơ sở giáo dục và giao quyền cho Hội đồng trường, cần có quy định để Hội đồng trường hoạt động đúng với vai trò, chức năng, đồng thời kiểm soát quyền lực của Hội đồng trường, tránh hình thành các nhóm lợi ích.
“Giao quyền tự chủ phải gắn với đổi mới quản trị đại học, tăng cường kiểm định chất lượng, công khai chất lượng kiểm định và các điều kiện bảo đảm chất lượng, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học” - đại biểu Mão nói.
Đồng quan điểm, theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp), để phát huy vai trò của Hội đồng trường, cần phải có chế định để bảo đảm Hội đồng trường có năng lực quản trị tương xứng với thực quyền được giao, cơ quan chủ quản chỉ nên thực hiện quản lý nhà nước đối với trường đại học và có đại diện trong Hội đồng trường, không can thiệp vào những hoạt động thuộc phạm vi tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và về lâu dài cần tính đến lộ trình xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản.
Nhấn mạnh quan điểm tự chủ giáo dục phải đi đôi với trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc trao quyền tự chủ cho trường đại học là một quá trình, trong đó, năng lực giải trình của cơ sở giáo dục phải gắn với những điều kiện cụ thể và chỉ khi nào cơ sở giáo dục đại học bảo đảm các điều kiện nhất định thì mới được trao quyền tự chủ.
Đồng quan điểm, theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp), để phát huy vai trò của Hội đồng trường, cần phải có chế định để bảo đảm Hội đồng trường có năng lực quản trị tương xứng với thực quyền được giao, cơ quan chủ quản chỉ nên thực hiện quản lý nhà nước đối với trường đại học và có đại diện trong Hội đồng trường, không can thiệp vào những hoạt động thuộc phạm vi tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và về lâu dài cần tính đến lộ trình xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản.
Nhấn mạnh quan điểm tự chủ giáo dục phải đi đôi với trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc trao quyền tự chủ cho trường đại học là một quá trình, trong đó, năng lực giải trình của cơ sở giáo dục phải gắn với những điều kiện cụ thể và chỉ khi nào cơ sở giáo dục đại học bảo đảm các điều kiện nhất định thì mới được trao quyền tự chủ.
Vì vậy, đại biểu đề nghị: “Dự thảo Luật cần quy định theo hướng làm rõ cơ chế tự chủ đại học bao gồm cả tự chủ học thuật, tự chủ tài chính, tự chủ về nhân sự và các điều kiện bảo đảm để thực hiện quyền tự chủ cũng như các yêu cầu, nội dung và phương thức thực hiện trách nhiệm giải trình”.
Cũng coi Hội đồng trường là hình thức cao nhất của tự chủ đại học, đại biểu Huỳnh Thành Đạt (TP. Hồ Chí Minh) tán thành chủ trương thí điểm cơ chế sẽ không có bộ chủ quản cho một số trường đại học.
Cũng coi Hội đồng trường là hình thức cao nhất của tự chủ đại học, đại biểu Huỳnh Thành Đạt (TP. Hồ Chí Minh) tán thành chủ trương thí điểm cơ chế sẽ không có bộ chủ quản cho một số trường đại học.
Theo đại biểu, Hội đồng trường cần đủ quyền lực, đủ mạnh để đại diện sở hữu của Nhà nước và các bên có lợi ích liên quan, giảm ảnh hưởng của bộ chủ quan để tiến tới không còn vai trò của cơ quan này.
Tự chủ không có nghĩa là “tự bơi”
Quan tâm đến vấn đề tài chính và đầu tư cho giáo dục đại học, các đại biểu cho rằng, xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với tự chủ đại học là rất cần thiết song cần đảm bảo công bằng cũng như trách nhiệm đầu tư của Nhà nước cho giáo dục.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan (TP. Hà Nội): “Luật cần phải thể hiện được quan điểm tự chủ không có nghĩa là để các trường đại học tự lo, “tự bơi”. Không phải Nhà nước cắt kinh phí đầu tư mà chỉ thay đổi cách đầu tư cho hiệu quả hơn”.
Tự chủ không có nghĩa là “tự bơi”
Quan tâm đến vấn đề tài chính và đầu tư cho giáo dục đại học, các đại biểu cho rằng, xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với tự chủ đại học là rất cần thiết song cần đảm bảo công bằng cũng như trách nhiệm đầu tư của Nhà nước cho giáo dục.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan (TP. Hà Nội): “Luật cần phải thể hiện được quan điểm tự chủ không có nghĩa là để các trường đại học tự lo, “tự bơi”. Không phải Nhà nước cắt kinh phí đầu tư mà chỉ thay đổi cách đầu tư cho hiệu quả hơn”.
Đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục đại học là hướng đi đúng nhưng Nhà nước vẫn cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ đào tạo một số ngành đặc thù thông qua hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các trường đại học có thế mạnh về lĩnh vực đó.
Đại biểu Huỳnh Thành Đạt cũng bày tỏ quan điểm: “Tự chủ tài chính không có nghĩa là không còn sự đầu tư của Nhà nước mà Nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư cho các cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở kết quả xếp loại cơ sở giáo dục đại học, định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng".
Cùng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân- cho rằng: "Không phải tự chủ là không cấp ngân sách nhưng cấp ngân sách phải theo cơ chế đặt hàng để xóa bỏ tính chất bình đẳng bình quân".
Đại biểu Huỳnh Thành Đạt cũng bày tỏ quan điểm: “Tự chủ tài chính không có nghĩa là không còn sự đầu tư của Nhà nước mà Nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư cho các cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở kết quả xếp loại cơ sở giáo dục đại học, định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng".
Cùng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân- cho rằng: "Không phải tự chủ là không cấp ngân sách nhưng cấp ngân sách phải theo cơ chế đặt hàng để xóa bỏ tính chất bình đẳng bình quân".
Cơ chế này sẽ khắc phục được tình trạng trường yếu kém nhưng vẫn được cấp ngân sách, vẫn đào tạo nhưng kết quả đầu ra không tốt, sinh viên tốt nghiệp không làm việc được, gây lãng phí ngân sách nhà nước đầu tư cũng như thời gian, công sức của người học.