Diện mạo mới của kinh tế Triều Tiên: 70% nền kinh tế dựa theo thị trường

Theo Anh Mai/nhadautu.vn

"Không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy Triều Tiên đang gặp rắc rối", ông William Brown, giáo sư tại ĐH Georgetown, từng là chuyên gia về Triều Tiên cho các cơ quan tình báo Mỹ cho biết. Thực tế, có những dấu hiệu của nền kinh tế đang phát triển, ít nhất là khu vực tư nhân ngày càng quan trọng, ông nói.

Khoảng 70% nền kinh tế Bắc Triều Tiên hiện đang dựa trên thị trường. Nguồn: internet
Khoảng 70% nền kinh tế Bắc Triều Tiên hiện đang dựa trên thị trường. Nguồn: internet

Mỹ đã và đang dẫn đầu một chiến dịch trên toàn thế giới nhằm gây sức ép, buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân thông qua các biện pháp trừng phạt ngày càng nghiêm ngặt. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra cho thấy, dường như các biện pháp này không có tác dụng.

Các chỉ số kinh tế cho thấy, hoạt động thương mại hằng ngày ở Triều Tiên vẫn duy trì sự ổn định. Nhiều cư dân, đã từng sống trong điều kiện khắc nghiệt hơn trong những năm 1990, dường như đã thích nghi khi các tác nhân thị trường (phát sinh từ quan hệ tự do giữa cung và cầu của thị tường dẫn đến việc phải điều chỉnh giá bán và/hoặc số lượng được giao dịch) diễn ra mạnh mẽ hơn, theo ba chục người đào thoát, nhân viên chính phủ, quan chức chính phủ và các du khách khác được phỏng vấn bởi The Wall Street Journal.

Giá cả hàng hóa, tiền tệ ổn định

Việc kinh tế Triều Tiên ít bị tác động có thể khiến mọi thứ trở nên khó khăn đối với Tổng thống Donald Trump khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh tuần này với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội. Mỹ muốn Bình Nhưỡng đóng băng các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa trong khi hai bên tiếp tục đàm phán sâu rộng về phi hạt nhân hóa.

Các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ, bao gồm các hạn chế mới đối với thương mại nước ngoài đã được phê duyệt trong năm 2016 và 2017, khiến Triều Tiên phải chịu tổn thương, bị tước đi doanh thu từ thương mại với các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc.

Dù vậy, nền kinh tế Bắc Triều Tiên dường như vẫn đang đứng vững. Giá gạo vẫn ổn định, giá xăng - vốn đã tăng sau khi các lệnh trừng phạt được thắt chặt, đã giảm đáng kể từ mức cao trong mùa thu năm 2017.

gia gao

Diễn biến giá gạo (rice) và giá xăng (Gasoline) trên 1 kg tại Triều Tiên (đơn vị: won, 1 USD = 8.500 won).

Đồng tiền của Triều Tiên, đồng won, giữ ổn định so với đồng USD. Nhiều dự án xây dựng tiếp tục được thực hiện tại thủ đô Bình Dưỡng. Và nhiều sản phẩm nước ngoài như thực phẩm chế biến của Trung Quốc được nhìn thấy rõ ở Triều Tiên trước các lệnh trừng phạt mới được đưa ra, đã được thay thế bằng các sản phẩm được sản xuất tại địa phương khi các nhà máy trong nước mở rộng sản lượng, các cư dân bản địa và du khách gần đây cho biết.

Một số du khách đến Bình Nhưỡng và một vài thành phố lớn khác cho biết họ thậm chí đã quan sát thấy một số cải tiến trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm điện được thắp sáng nhiều hơn và than rẻ hơn, giúp cho việc sưởi ấm nhà dễ dàng hơn.

"Không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy Triều Tiên đang gặp rắc rối", ông William Brown, giáo sư tại Đại học Georgetown, từng là chuyên gia về Triều Tiên cho các cơ quan tình báo Mỹ cho biết. Trên thực tế, có những dấu hiệu của nền kinh tế đang phát triển, ít nhất là khu vực tư nhân ngày càng quan trọng, ông nói.

Thu thập một bức tranh chính xác hơn về nền kinh tế Triều Tiên là một việc khó. Dữ liệu chính thức rất ít và không đáng tin cậy, buộc các chuyên gia phải phụ thuộc thông tin từ những người đào thoát và mạng lưới của họ, chủ yếu ở khu vực biên giới và Bình Nhưỡng. Du khách bị hạn chế quyền tiếp cận vào các khu vực nông thôn, nơi điều kiện kinh tế thường tồi tệ hơn ở thủ đô.

Một người làm từ thiện đã đến thăm Triều Tiên nhiều lần trong năm và lần cuối cùng tới Bắc Triều Tiên vào tháng 9, cho biết cô thấy tình trạng thiếu lương thực ở nông thôn. Các cư dân sinh sống tại đây cho biết những vấn đề như vậy đã tồn tại trong nhiều năm.

Nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ Triều Tiên có thể đang thúc đẩy nền kinh tế của mình bằng cách chi tiêu dự trữ ngoại tệ tích lũy trước khi các lệnh trừng phạt được thắt chặt. 

Nếu các lệnh trừng phạt gây thiệt hại cho kinh tế Triều Tiên, trước tiên những thiệt hại này sẽ thể hiện thông qua việc bán các mặt hàng xa xỉ và hàng hóa lâu bền như điện tử gia dụng và quần áo, Kim Byung-yeon, giáo sư kinh tế tại Đại học Quốc gia Seoul cho biết. Nhưng ở Triều Tiên, người ta không thể quan sát các dấu hiệu cảnh báo này, vì thiếu dữ liệu. Các lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến động thái mua bán của tầng lớp giàu có trước khi chúng ảnh hưởng đến các mặt hàng chủ lực như gạo, ông nói.

won

Đồng won của Triều Tiên đã giữ ổn định so với đồng USD bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế.

Một nhân vật đào tẩu nổi tiếng, cựu phó đại sứ Triều Tiên tại Vương quốc Anh - Thae Yong Ho, nói trong một cuộc họp báo vào ngày 19/2 rằng ông tin Bình Nhưỡng sẽ hết tiền để xây dựng một số dự án. Nếu các lệnh trừng phạt tiếp tục, các dự án xây dựng lớn có khả năng bị trì hoãn trong khi các công ty nhà nước có thể phá sản, ông Thae nói.

Ông Kim có thể giữ nền kinh tế Triều Tiên phát triển trong thời gian bao lâu là một câu hỏi then chốt đối với Washington. Mặc dù các lệnh trừng phạt đã tồn tại trước năm 2016, nhưng Mỹ đã bắt đầu thắt chặt hơn. Liên Hợp Quốc cũng đã ngăn chặn Triều Tiên gửi công nhân ra nước ngoài, hạn chế mua dầu và cắt giảm doanh số bán than và các hàng hóa khác ở nước ngoài.

Tiếp tục né tránh các biện pháp trừng phạt, bao gồm việc vận chuyển dầu chuyển dầu bất hợp pháp và các chiến dịch tin tặc do nhà nước bảo trợ sẽ giúp Triều Tiên duy trì nguồn ngoại tệ và lượng dầu cần thiết.

70% nền kinh tế đang dựa trên thị trường

Các nhà nghiên cứu và những người đào tẩu có sự đồng tình rộng rãi rằng nền kinh tế Triều Tiên đã trở nên linh hoạt hơn trong thập kỷ qua. Hệ thống kế hoạch tập trung thất bại của nước này, trong đó nhà nước kiểm soát thực tế mọi thứ, giải quyết công việc, tiền lương và thực phẩm, đã nhường chỗ cho một nền kinh tế khởi nghiệp năng động, cung cấp nhiều cách hơn để mọi người kiếm tiền.

Việc chuyển đổi nền kinh tế bắt đầu từ nhiều năm trước và đã tăng tốc dưới thời ông Kim. Nhà lãnh đạo đã để các thị trường tư nhân hoạt động độc lập và cho nông dân tự do bán sản xuất dư thừa để kiếm lợi nhuận.

Khoảng 70% nền kinh tế Bắc Triều Tiên hiện đang dựa trên thị trường, theo ước tính từ Kwak In-ok, một nhà nghiên cứu kinh tế Triều Tiên tại trường Sookmyung Women’s University ở Seoul. Khi các lệnh trừng phạt được thắt chặt, ông nói, buôn bán bất hợp pháp đã mở rộng, giúp cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động.

Các hộ gia đình Triều Tiên hiện tạo ra hơn 60% thu nhập từ các hoạt động thị trường phi chính thức, theo ông Kim tại Đại học Quốc gia Seoul trong cuốn sách mới ra mắt gần đây của ông về nền kinh tế Triều Tiên - “Unveiling the North Korean Economy".

Một người đào tẩu khỏi Triều Tiên vào năm 2017 cho biết anh ta kiếm sống bằng cách để dành một ít tôm và cá mà anh ta bắt được khi làm việc tại một công ty thủy sản để bán qua chợ đen.

"Tất cả đã theo chủ nghĩa tư bản", người này nói về Triều Tiên.

Khi các lệnh trừng phạt được thắt chặt, Trung Quốc đã chiếm thị phần ngày càng tăng tại thị trường xuất khẩu bị thu hẹp của Triều Tiên.

trieu tien

Khi các lệnh trừng phạt được thắt chặt, Trung Quốc đã chiếm thị phần ngày càng tăng tại thị trường xuất khẩu bị thu hẹp của Triều Tiên (xuất khẩu sang Trung Quốc - màu xanh).

Một người đào tẩu khác vào năm ngoái cho biết ông nhận công việc không chính thức là một nhà bán lẻ vận chuyển trứng. Ông này cho hay gia đình ông đã có thể kiếm đủ tiền theo cách này, nhưng ông vẫn quyết định rời khỏi Triều Tiên để kiếm thêm tiền ở Hàn Quốc.

Theo các chuyên gia theo dõi thị trường Triều Tiên thông qua hình ảnh vệ tinh, hiện có hơn 400 thị trường chính thức ở Triều Tiên, bao gồm cả hàng nội địa và hàng nhập khẩu thường được nhập lậu. Số lượng thị trường đã tăng gấp đôi kể từ năm 2010, theo một báo cáo được công bố vào tháng 8 bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một viện chính sách của Washington. Bình Nhưỡng tạo ra hàng chục triệu USD doanh thu mỗi năm thông qua thuế và phí trên thị trường, theo báo cáo này.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc Hàn ước tính nền kinh tế Triều Tiên tăng trưởng 3,5% trong năm 2017, theo dữ liệu mới nhất hiện có. Tuy nhiên, một số chuyên gia về Triều Tiên cho biết con số này không đáng tin cậy vì nó không phản ánh hoạt động kinh tế phi chính thức, có vẻ đã tăng lên.

Một nhà nghiên cứu đã đến thăm đất nước này kể từ năm 2003, cho biết trong chuyến đi gần đây nhất, ông đã thấy các dự án xây dựng mọc lên ở mọi nơi và một số lượng lớn vật liệu xây dựng được vận chuyển.

Cho phép các doanh nghiệp tự chủ

Những người đào tẩu và các chuyên gia cho rằng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn thậm chí có thể tạo thêm động lực cho quá trình chuyển đổi của Triều Tiên sang một nền kinh tế định hướng thị trường hơn.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã thay đổi các chính sách,  tức chính sách phát triển song song hai lĩnh vực vũ khí hạt nhân và kinh tế.

Ông Un không kiểm soát thị trường đại chúng, miễn là các thương nhân giao các khoản thanh toán cho hệ thống quản lý, đồng thời không kiểm soát USD và nhân dân tệ, vốn từng bị cấm nhưng giờ được sử dụng rộng rãi, từ taxi đến các quầy hàng trên đường phố.

Một người đào tẩu cho biết hiện tại có ba thứ mà loại tiền không thể mua được ở Triều Tiên mà không có sự cho phép của nhà nước: Một chiếc xe hơi tư nhân và việc tự do đi lại trong nước hoặc nước ngoài.

Các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên đã thắt chặt trong những năm gần đây khi nước này phát triển các chương trình hạt nhân. Các lệnh trừng phạt trước năm 2016 bao gồm hạn chế đối với các giao dịch tài chính, hàng hóa xa xỉ và vũ khí.

Các lệnh trừng phạt mới được thông qua yêu cầu tất cả các quốc gia sử dụng lao động Triều Tiên phải đưa họ trở về nước trong vòng 24 tháng và cấm người Triều Tiên làm việc ở nước ngoài.

Các chuyên gia kinh tế cho biết ông Kim dường như vẫn duy trì chính sách giữ cho Triều Tiên ổn định bằng cách từ chối in thêm tiền.

Năm 2015, ông Kim đã phê duyệt các quy tắc giúp các doanh nghiệp tự chủ hơn trong việc kinh doanh, bao gồm cho phép các công ty xác định giá cả và sản xuất hàng hóa.

Các nhà máy hiện có thể tìm các nhà cung cấp và khách hàng của riêng mình miễn là họ đạt được các mục tiêu doanh thu do nhà nước quyết định và nông dân có thể bán hàng hóa sản xuất dư thừa sau khi đạt được hạn ngạch của nhà nước, theo báo cáo được công bố vào tháng 6 của Viện Kinh tế và Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc tại Seoul.