Doanh nghiệp Việt chỉ biết… hầu kiện

Theo Đất Việt

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, phàn nàn, các doanh nghiệp, hiệp hội hội nhập quốc tế quá… “ngoan”, rất ít sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước.

 

Tuy nhiên, một khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho thấy, 66% doanh nghiệp không hiểu hoặc hiểu sơ sài nội dung cơ bản của các hiệp định trong khuôn khổ WTO. Tỷ lệ hiểu về cam kết gia nhập WTO liên quan tới ngành mình có khả quan hơn song 81,48% không biết gì về diễn biến đàm phán của Việt Nam đang tiếp tục thực hiện trong khuôn khổ WTO…

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, ông Cao Sĩ Kiêm thừa nhận trong 17.000 thành viên, khoảng 50% có hiểu “lơ mơ” về quyền khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ. Hơn 10% thành viên đã phản ánh hàng hóa nước ngoài bán phá giá vào Việt Nam song thông tin chưa rõ ràng, mang nặng đánh giá theo cảm tính bên ngoài, chưa tham vấn luật sư... Do đó Hiệp hội mới “hỗ trợ” bằng động tác chuyển kiến nghị của doanh nghiệp tới các cơ quan chức năng.

Cơ quan quản lý phải hỗ trợ doanh nghiệp

Rút kinh nghiệm từ vụ kiện duy nhất (một số nhà sản xuất kính Việt Nam đề nghị áp dụng biện pháp tự vệ đối kính nổi nhập khẩu) thất bại khá sớm, ông Huỳnh đề nghị Chính phủ cần quy định cơ chế các cơ quan quản lý phải cung cấp những loại thông tin nào để hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội thu thập chứng cứ khởi kiện. Chuẩn bị tiến tới thành lập những hội chuyên về nhập khẩu, xuất khẩu để bảo vệ quyền lợi hội viên chặt chẽ hơn và tránh mâu thuẫn quyền lợi giữa nhiều thành viên trong một hội. Đồng thời đưa một số luật sư ra nước ngoài đào tạo về lĩnh vực tự vệ thương mại. Quan trọng nhất, các doanh nghiệp cùng lợi ích và hiệp hội cần chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý để chuẩn bị tốt nhất cho việc khởi kiện.

Ngày 30/7, Cục Quản lý cạnh tranh  (Bộ Công thương) và dự án hỗ trợ thương mại đa biên sẽ tổ chức hội thảo tương tự tại TP HCM. Phó cục trưởng Đỗ Bá Phú mong muốn vào đầu hoặc cuối hằng năm sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề với doanh nghiệp, hiệp hội nhằm tổng kết kinh nghiệm, bàn bạc những biện pháp khởi kiện hữu hiệu nhất đối với những ngành hàng nằm trong “tầm ngắm”. Trước mắt, Cục quản lý cạnh tranh sẽ phối hợp với Công ty CP cao su Sao Vàng thu thập thông tin một số nhà nhập khẩu đặt mua lốp ô tô Thái Lan, Trung Quốc chất lượng kém, khai man thuế nên giá bán tại Việt Nam rất rẻ.

Vận động “hành lang” để kiện

Doanh nghiệp sản xuất nội địa phải hiểu được cơ chế các vụ kiện phòng vệ thương mại, phối hợp với nhau trong một hiệp hội trước khi đệ đơn kiện nhằm thu thập đủ chứng cứ, thỏa mãn tư cách khởi kiện. Thuê luật sư thương mại chuyên nghiệp tư vấn pháp lý trong suốt quá trình khởi kiện. Chuẩn bị chiến lược vận động “hành lang” phù hợp nhằm chống lại áp lực lớn từ các nhà sản xuất nước ngoài. (Tư vấn của chuyên gia Liên minh châu Âu và Hãng luật Baker&McKenzia).

 

Nguyên nhân, theo ông Huỳnh là do thiếu đủ thứ: tính liên kết vì lợi ích chung, tiền, kinh nghiệm, thông tin, trợ giúp pháp lý… Bởi vậy, thay vì chủ động khiến kiện khi bị xâm hại lợi ích, doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết… hầu kiện từ các đối tác nước ngoài.

50% lơ mơ về quyền khởi kiện

Tại hội thảo “dạy” gần 100 doanh nghiệp chuyên sản xuất trong nước của Hà Nội cách khởi kiện, ông Huỳnh giải thích các biện pháp phòng vệ thương mại là công cụ duy nhất doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm bảo vệ hàng hóa nội địa mà không trái với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Quyền quyết định cuối cùng thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu.