Ngày 6/7/2018, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ và Trung Quốc chính thức bước vào cuộc chiến thương mại khi hai nước áp các mức thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ mỗi bên. Cuộc chiến này được dự báo sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của tất cả các quốc gia còn lại, trong đó có Việt Nam.
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, quyết tâm xây dựng quốc gia khởi nghiệp. Các chính sách đã từng bước hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo nhiều kênh vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ gián tiếp thông qua vườn ươm doanh nghiệp góp phần quan trọng trong giảm thiểu rủi ro khởi nghiệp, gia tăng khả năng tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Xây dựng Dự án Luật thuế tài sản nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với tài sản, đồng thời có thêm nguồn lực đầu tư trở lại đất đai, điều tiết một phần nhỏ thu nhập của tổ chức, cá nhân có nhiều tài sản nhà, đất, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Việc xây dựng Dự án Luật dựa trên nguyên tắc đảm bảo công bằng, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trung Quốc và Nhật Bản là hai đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Việc tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm triển khai các chính sách kinh tế tại Trung Quốc, Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng, sẽ góp phần dự báo những tác động đến nền kinh tế Việt Nam cũng như đóng góp thêm các luận cứ khoa học trong định hình các chính sách phát triển của nước ta.
Ngày 21/6/2017, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Với vai trò là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài sản công, Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm hướng dẫn, triển khai thi hành hiệu quả Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết vào khoảng 15-16h ngày 8/3 tại Santiago, Chile (theo giờ địa phương) và dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển cho Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đối ngoại... Vấn đề hiện nay là Việt Nam cần làm gì để có thể tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, cải cách kinh tế?
Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường với đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với 11 mặt hàng. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đề xuất này là cần thiết trong bối cảnh hiện nay, góp phần đảm bảo lợi ích quốc gia trong bối cảnh hội nhập sâu và phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Năm 2017, vượt qua nhiều khó khăn thách thức trong nước và quốc tế, kinh tế tài chính Việt Nam tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào thiết lập thêm những kỷ lục mới của nền kinh tế trên các phương diện như tăng trưởng kinh tế, quy mô thị trường chứng khoán, vốn FDI... Những kết quả của năm 2017 là động lực và nền tảng vững chắc cho triển vọng đầy lạc quan trong năm 2018 và thời gian tới.
Vấn đề đổi mới tổ chức, hiệu quả hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp công lập được Đảng và Nhà nước xác định là hết sức cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong đó, đổi mới cơ chế tài chính được xác định là điều kiện then chốt để các đơn vị sự nghiệp phấn đấu tự chủ mức độ cao hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Việc đổi mới các chính sách, chế độ về chi ngân sách và nợ công, thực hiện quản lý, sử dụng, phân phối hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế là yêu cầu cấp thiết, nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh tài chính quốc gia.
Sau một tháng làm việc với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV đã bế mạc chiều ngày 24/11 với nhiều quyết sách quan trọng cho sự phát triển của đất nước, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến tài chính - ngân sách.
Mở rộng cơ sở thuế phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhằm tăng thu ngân sách nhà nước và tăng cường khả năng quản lý của Nhà nước là xu hướng chung của tất cả các quốc gia. Nghiên cứu mở rộng cơ sở thuế đối với các loại thuế hiện hành ở Việt Nam là yêu cầu bức thiết nhằm hướng tới một hệ thống chính sách thuế công bằng hơn, vừa đảm bảo số thu cho ngân sách nhà nước, vừa sử dụng thuế như một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế có hiệu quả.
Từ ngày 19-21/10/2017, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 (FMM 2017) và các hội nghị liên quan đã chính thức diễn ra tại TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hội nghị bàn thảo nhiều nội dung quan trọng nhằm hướng tới ổn định hệ thống tài chính và phát triển bền vững của khu vực.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, ngành Tài chính đã triển khai đồng bộ công tác thanh kiểm tra trên các lĩnh vực Thuế, Hải quan, Kho bạc, Chứng khoán... và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ quản lý điều hành tài chính - ngân sách.
Với mục tiêu đảm bảo một nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa kinh tế, yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là cần đổi mới nhận thức, tư duy về vị trí, tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ.
Bộ Tài chính vừa công bố Dự án Luật sửa 5 Luật Thuế với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách thuế. Qua đó, góp phần cơ cấu lại nguồn thu ngân sách nhà nước; Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Để tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện chính sách tài chính trong bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững, thực hiện tái cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đang xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường với nhiều nội dung đổi mới quan trọng.
Công tác tài chính-ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2017 đã đạt được những kết quả tích cực, có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH đã đề ra. Đây cũng chính là tiền đề, nền tảng quan trọng để toàn ngành Tài chính nỗ lực, vượt khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong những tháng còn lại của năm.
Chương trình hành động của Chính phủ đặt ra nhiệm vụ cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công với mục tiêu phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu tổng quát và cụ thể đến năm 2020 của Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, góp phần bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử, Tổng cục Hải quan đã triển khai mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan, góp phần giảm giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.