Tiêu điểm tài chính

PHÓ THỦ TƯỚNG, BỘ TRƯỞNG HỒ ĐỨC PHỚC TẠI KỲ HỌP THỨ 8 QUỐC HỘI KHOÁ XV

PHÓ THỦ TƯỚNG, BỘ TRƯỞNG HỒ ĐỨC PHỚC TẠI KỲ HỌP THỨ 8 QUỐC HỘI KHOÁ XV

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình Quốc hội nhiều nội dung quan trọng trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cũng tham gia giải trình, làm rõ nhiều nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thông tin truyền thông... Tạp chí Tài chính thực hiện Tiêu điểm này nhằm phản ánh toàn diện các hoạt động của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tại Kỳ họp.
TIẾT KIỆM CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, DÀNH NGUỒN LỰC CHO PHÁT TRIỂN

TIẾT KIỆM CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, DÀNH NGUỒN LỰC CHO PHÁT TRIỂN

Tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước mà còn là nhiệm vụ của mọi tầng lớp xã hội, góp phần xây dựng nền kinh tế tự cường và bền vững. Việc quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách không chỉ giúp tăng cường nguồn lực tài chính mà còn xây dựng lòng tin của người dân vào Nhà nước.
ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN THỂ CHẾ: NHÌN TỪ NGHỊ ĐỊNH SỐ 138/2024/NĐ-CP

ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN THỂ CHẾ: NHÌN TỪ NGHỊ ĐỊNH SỐ 138/2024/NĐ-CP

"Điểm nghẽn" về thể chế trong mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng chính thức được tháo bỏ khi Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP vừa qua.
HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN: ĐÁP ỨNG YÊU CẦU MỚI CỦA THỊ TRƯỜNG

HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN: ĐÁP ỨNG YÊU CẦU MỚI CỦA THỊ TRƯỜNG

Luật Chứng khoán hiện hành và các văn bản quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thực hiện tạo khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ. Tuy nhiên, sau nhiều năm vận hành và đổi mới, phát triển liên tục, thị trường cần hoàn thiện hơn về thể chế, bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững, an toàn của thị trường chứng khoán, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với thực tiễn phát sinh và thông lệ quốc tế.
KHẨN TRƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI DÂN BỊ THIỆT HẠI DO BÃO LŨ

KHẨN TRƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI DÂN BỊ THIỆT HẠI DO BÃO LŨ

Cơn bão số 3 (Yagi) đi qua đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho các tỉnh phía Bắc. Việc khẩn trương thực hiện chính sách hỗ trợ thiết thực về thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thiệt hại nặng rất cần thiết trong lúc này. Cùng với cả hệ thống chính trị, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã và đang rốt ráo triển khai các chính sách hỗ trợ với mục tiêu lớn nhất là tạo nguồn trợ lực giúp khôi phục sản xuất, kinh doanh.
ĐỘNG LỰC MỚI CHO THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU BỨT PHÁ

ĐỘNG LỰC MỚI CHO THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU BỨT PHÁ

Những tác động tích cực từ động thái hạ lãi suất của Fed, vĩ mô tốt, sản xuất kinh doanh phục hồi sẽ phản ánh hoàn toàn vào thị trường trong vòng 3-6 tháng tới. Đây sẽ là động lực mới để thị trường bứt phá được trong cuối năm 2024, tạo đà cho 2025.
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NHIỀU CHÍNH SÁCH QUAN TRỌNG TRONG LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NHIỀU CHÍNH SÁCH QUAN TRỌNG TRONG LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vước mắc trong thực tiễn phát sinh, tại tờ trình Chính phủ về dự án 1 luật sửa 7 luật, Bộ Tài chính đã lựa chọn một số vấn đề lớn có vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và mang tính cấp bách để đề xuất hoàn thiện Luật Ngân sách nhà nước.
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GẠO DỰ TRỮ QUỐC GIA NHẬP KHO QUA KIỂM TRA, GIÁM SÁT

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GẠO DỰ TRỮ QUỐC GIA NHẬP KHO QUA KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Việc kiểm tra, giám sát chất lượng gạo dự trữ quốc gia trước khi nhập kho có ý nghĩa rất quan trọng. Với ý nghĩa đó, ngành Dự trữ Nhà nước đã tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng gạo dự trữ quốc gia tại các cửa kho, đảm bảo số lượng, tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, góp phần tạo nguồn lực sẵn sàng xuất cấp khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIÁ SAU BÃO SỐ 3

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIÁ SAU BÃO SỐ 3

Sau bão số 3, việc khan hiếm một số mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống đã dẫn đến tình trạng tăng giá cục bộ tại một số địa phương bị ảnh hưởng từ cơn bão này. Trước tình trạng này, cơ quan quản lý Nhà nước đã kịp thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý, điều hành giá các mặt hàng, đảm bảo cân đối cung - cầu trong nước, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.