Du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ 6 thế giới và nhanh nhất châu Á

Thanh Sơn

Việt Nam hiện được đánh giá là điểm đến du lịch hàng đầu trong số các nước Đông Nam Á, đồng thời là quốc gia có ngành Du lịch tăng trưởng nhanh thứ 6 thế giới và nhanh nhất châu Á.

 InterContinental Danang Sun Peninsula Resort một địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng của Tập đoàn Sungroup. Ảnh Sungroup
InterContinental Danang Sun Peninsula Resort một địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng của Tập đoàn Sungroup. Ảnh Sungroup
Theo công bố kết quả cuộc Khảo sát ngành Dịch vụ Khách sạn năm 2018 của Grant Thornton Việt Nam, tổng lượng khách đến tăng 19%, từ 72 triệu lượt năm 2016 đến 86 triệu lượt năm 2017, trong đó lương khách quốc tế tăng 29% và lượng khách nội địa tăng 18%.
Nhiều ông lớn đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng 

Với xu hướng lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng, lĩnh vực kinh doanh khách sạn đang được nhận một lượng đầu tư lớn.

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2017 có 79 khách sạn cao cấp (3-5 sao) mới được đưa vào hoạt động, trong đó có 10 khách sạn 5 sao với số phòng thêm mới là 101.400 phòng, đưa tổng số phòng năm 2017 tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, AirBnB, một cái tên đang lên trong thị trường lưu trú, cũng đang gia tăng số lượng phòng cho thuê, với hơn 16,000 phòng trong khu vực hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Ngoài những ông lớn như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn FLC đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam thì hiện nay một số doanh nghiệp bất động sản khác cũng đang có kế hoạch lấn sân sang lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng.

Cụ thể, bước sang giai đoạn 2016-2017, Novaland đã rót hàng chục triệu USD đầu tư vào các dự án nghỉ dưỡng ven biển như khu nghỉ dưỡng cao cấp Nova Phù Sa tại Cồn Ấu (Cần Thơ). 
Tương tự, Hưng Thịnh Land cũng quyết định đầu tư vào phân khúc nghỉ dưỡng thông qua việc thương thảo mua lại một dự án khá lớn tại bán đảo Cam Ranh (Nha Trang). 
Hay như tại Đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra, lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Quân - một đơn vị trước đây chuyên đầu tư mảng nhà ở xã hội cũng quyết định đầu từ vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng.

Công ty địa ốc Phúc Khang sau khi thành công với một số dự án đất nền tại Long An và Đồng Nai, trong năm 2018 này cũng sẽ "bẻ lái" sang đầu tư vào phân khúc nghỉ dưỡng với một dự án hàng chục ha tại TP. Phan Thiết (Bình Thuận).

Ngoài những đại gia đã chính thức công khai kế hoạch chuyển hướng từ đầu tư căn hộ, đất nền sang đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng thì còn rất nhiều những doanh nghiệp bất động sản lớn khác đang âm thầm lên kế hoạch tấn công vào thị trường này.

Trong đó, có thể kể đến những tên tuổi mới nổi như Sunshine Group, Trung Thủy Group, Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Việt Úc với các dự án được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khu nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung phát triển trong thời gian tới.

Về giá phòng bình quân
Kết quả khảo sát của Grant Thornton Việt Nam được phân tích chủ yếu trên 2 khía cạnh: Theo Xếp hạng sao và theo Khu vực.
Trong đó, nếu xếp hạng sao, giá phòng bình quân cho khách sạn 4 sao năm 2017 tiếp tục tăng nhẹ lên 75,2 USD, tương đương với tốc độ tăng 1%. Khách sạn 5 sao có giá phòng phục hồi sau sự sụt giảm năm 2016, đạt 107,6 USD, tương ứng mức tăng 4,2%. 
Bảng 1. Giá phòng bình quân theo xếp hạng sao (2015- 2017)
Du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ 6 thế giới và nhanh nhất châu Á  - Ảnh 1
Nguồn: Grant Thornton Việt Nam 
Doanh thu trên số phòng sẵn có (RevPar) của các khách sạn tiếp tục tăng, nhưng với tốc độ khác nhau cho từng hạng khách sạn. Khách sạn 4 sao có tốc độ thấp hơn năm 2016 với tỷ lệ 7,6%, trong khi khách sạn 5 sao tăng nhanh hơn năm 2016 với tốc độ 10,2%.
 
Hình 2. Doanh thu trên số phòng sẵn có theo xếp hạng sao (2016 – 2017)
Du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ 6 thế giới và nhanh nhất châu Á  - Ảnh 2
Nguồn: Grant Thornton Việt Nam  
Về công suất phòng
Nhìn chung, công suất phòng được cải thiện với tăng trưởng khoảng 5% cho cả hai hạng Sao (4,8% với 4 Sao và 5% với 5 Sao).
Dù vậy, chia theo khu vực, thay dổi ở công suất phòng là khác nhau đối với các khu vực khác nhau. Khu vực Trung bộ có tăng trưởng mạnh nhất ở 7,5%, theo sau bởi khu vực phía Bắc (6,4%) và phía Nam (2,2%).
Hình 3. Công suất phòng bình quân theo xếp hạng sao (2015 – 2017)
Du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ 6 thế giới và nhanh nhất châu Á  - Ảnh 3
Nguồn: Grant Thornton Việt Nam  
Về lợi nhuận
Năm 2017 tiếp tục chứng kiến sự cải thiện trong lợi nhuận của phân khúc các khách sạn cao cấp. EBITDA tăng 1,7%. Tốc độ tăng này chủ yếu là do việc chi phí hoạt động không phân bổ giảm 1,8%, trong khi các chi phí khác gần như không thay đổi.   
Đối với mục đích lưu trú của khách du lịch, khách nghỉ dưỡng và khách đoàn chiếm tỉ trọng cao nhất trong số khách ở tại các khách sạn cao cấp, với tỷ trọng tổng cộng là 60%. Tỷ trọng lớn thứ ba – khách doanh nghiệp đã tăng nhẹ với mức tăng 0,5% trong năm 2017.
Hình 4. Chi phí và lợi nhuận (%) trên doanh thu (2016 – 2017)
Du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ 6 thế giới và nhanh nhất châu Á  - Ảnh 4
Nguồn: Grant Thornton Việt Nam   
Cấu trúc các kênh đặt phòng năm 2017 không đổi so với năm 2016.  Kênh các công ty lữ hành và nhà điều hành tour là kênh đặt phòng lớn nhất đối với các khách sạn 4 Sao và 5 Sao, với tỷ trọng khoảng 33% mỗi kênh. Kênh đặt phòng trực tiếp với khách sạn giảm 1,6%, trong khi đặt phòng qua đại lý du lịch trực tuyến (OTA) tăng 1,0% và khách doanh nghiệp tăng 1,1%.
Phân tích theo hạng Sao, lượng khách ở khách sạn 4 Sao đặt phòng qua các công ty lữ hành và nhà điều hành tour tăng đến 43,1%, trong khi khách sạn 5 Sao chỉ có 22,7% lượng khách đặt qua kênh này.
Năm 2017 chứng kiến sự gia tăng số lượng khách sạn cho rằng công nghệ số đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh nhằm đối phó với canh tranh của các khách sạn khác, đồng thời cũng là cách để khiến cho họ gây sự chú ý so với các khách sạn có tên tuổi lâu đời hoặc có tư tưởng cũ hơn.
Gần 90% các khách sạn đã cho rằng việc tích hợp công nghệ số vào dịch vụ khách sạn sẽ làm thay đổi thị trường khách sạn Việt Nam, điều này cho thấy sẽ có nhiều khách sạn hơn nữa sẽ tiếp nhận công nghệ này trong tương lai.
Tỷ trọng khách sạn coi việc tich hợp công nghệ số vào dịch vụ khách sạn sẽ thay đổi thị trường khách sạn Việt Nam.
 
Lĩnh vực hoat động nào mà khách sạn đã áp dụng công nghệ số?
Trong năm 2017, tất cả các khách sạn tham gia khảo sát đã ứng dụng một hay nhiều công nghệ số vào hoạt động của họ.
Trong khi việc ứng dụng công nghệ số vào truyền thông và phân tích dữ liệu đã trở thành xu hướng tất yếu ở hầu hết các khách sạn 4 và 5 sao, việc ứng dụng cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng qua điện thoại và làm thủ tục phòng trực tuyến đang dần được áp dụng rộng rãi và ngày một phổ biến tại hơn 50% khách sạn 5 sao và 30% - 40% khách sạn 4 sao được khảo sát.
Dự doán xu thế công nghệ hóa này sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường khách sạn trong tương lai không xa.