Được nhiều hơn mất
(Tài chính) Theo các chuyên gia, trong quá trình hội nhập kinh tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA), mặc dù doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp không ít thách thức, song về tổng thể thì hội nhập kinh tế sẽ được nhiều hơn mất. Thông qua hội nhập, chúng ta sẽ hoàn thiện thể chế và cơ cấu lại thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo động lực mới để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh…
Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Song, trong quá trình hội nhập vẫn còn có ý kiến bày tỏ lo lắng khi mà năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và tổng thể nền kinh tế còn nhiều vấn đề thì việc hội nhập vào các FTA, chơi và cạnh tranh với các đối tác, đối thủ có trình độ cao hơn nhiều sẽ gặp nhiều bất lợi, có nguy cơ trở thành công xưởng, làm thuê hoặc thị trường tiêu thụ hộ các nước phát triển hơn. Với một số ngành, lĩnh vực kinh tế trong nước như ngành thép, chăn nuôi, mua sắm công… tỏ ra không vui vẻ gì với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do bởi khi hàng rào thuế quan được cắt giảm, hàng hóa từ các nước đổ vào thị trường sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt mà các doanh nghiệp trong nước không dễ thành công.
Hội nhập kinh tế là cuộc chơi có hai mặt. Tại tọa đàm Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) diễn ra mới đây, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng, khi đối tác mở cửa thị trường và ta có thể tìm kiếm và tận dụng cơ hội từ họ thì ta cũng phải mở cửa thị trường và mang lại cơ hội cho họ. Vấn đề ở chỗ là phải tận dụng tốt nhất các cơ hội được tạo ra và sẵn sàng tâm thế đối mặt với các thách thức. Mặt khác, trong cuộc chơi này, nếu khéo, hai bên có thể bổ sung cho nhau thì dẫn tới kết thúc “đẹp” là hai bên cùng thắng, cùng phát triển. Hơn nữa, với tham vọng hội nhập để đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế thì cần phải có phí tổn cho quá trình này. Cần phải thống nhất rằng, hội nhập kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là tiến trình tất yếu, vấn đề đặt ra là làm sao để phí tổn nhỏ nhất và tận dụng hết các cơ hội do FTA mang lại.
Về các lợi ích lớn khi chúng ta tham gia FTA, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh chỉ rõ, tham gia các FTA sẽ mở ra cơ hội mới cho phát triển xuất khẩu khi các nước xóa bỏ thuế nhập khẩu. Trong đó, khi tham gia Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) tạo ra cơ hội cho chúng ta tham gia vào chuỗi cung ứng mới hình thành. Ngoài ra, tham gia FTA tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Hiện nay, 70% nhập khẩu của chúng ta ở khu vực Đông Á và 50% xuất khẩu cũng vào khu vực này. Nên nếu có bất lợi xảy ra trong khu vực sẽ tác động rất lớn, trong khi xuất khẩu là hoạt động chính của tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, tham gia FTA sẽ mang lại lợi thế trung hạn trước các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt các đối thủ trong khu vực, nhất là ở một số thị trường quan trọng như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Canada.
Mặt khác, các FTA thế hệ mới hiện nay còn có tác động rất quan trọng nữa là giúp chúng ta hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Khi gia nhập WTO, chúng ta đã sửa đổi rất nhiều cơ chế điều hành kinh doanh để tạo ra một môi trường kinh doanh mới thông thoáng, minh bạch hơn. FTA thế hệ mới sẽ giúp ta hoàn thiện thể chế, hoàn thiện môi trường kinh doanh. Việc này sẽ giúp thúc đẩy cả đầu tư trong nước và nước ngoài, từ đó tạo ra năng lực sản xuất mới. Với tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử vô tư, các FTA mới sẽ giúp chúng ta kiện toàn, cải thiện hơn nữa bộ máy Nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm, kỉ luật, kỉ cương của công chức nhà nước. Các FTA được kỳ vọng sẽ tạo ra lực đẩy cùng chiều, tương hỗ với các nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải cách DNNN và cải thiện môi trường kinh doanh mà chúng ta đang tiến hành.
Việc ký kết các FTA mới chỉ là khởi đầu, các doanh nghiệp có sẵn sàng để đón lấy cơ hội hay không mới là vấn đề. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn sàng về tiềm lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, công nghệ và nguồn nhân lực nếu muốn thành công. Hơn nữa, hội nhập tạo ra cơ hội mới, lợi thế mới nhưng cũng sẽ làm thay đổi các lợi thế cạnh tranh hiện tại. Theo ông Trần Đình Thiên, quan trọng là doanh nghiệp cần phải chủ động để cạnh tranh và sẵn sàng đón lấy những cơ hội mới. Nhà nước cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ hội và thách thức cụ thể của từng FTA cho doanh nghiệp nắm rõ. Hơn nữa, QH đã sửa đổi, ban hành nhiều văn bản luật mới, Chính phủ cũng đã tháo gỡ nhiều vấn đề nhằm tạo môi trường bình đẳng, minh bạch và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ thông tin hội nhập cho doanh nghiệp thì các viện nghiên cứu kinh tế cũng cần xây dựng một công cụ và phương pháp phân tích các thông tin hội nhập cho doanh nghiệp, để các doanh nghiệp dựa vào đó chủ động đánh giá cơ hội, thách thức và đưa ra các giải pháp cho mình.
Hội nhập kinh tế là cuộc chơi có hai mặt. Tại tọa đàm Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) diễn ra mới đây, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng, khi đối tác mở cửa thị trường và ta có thể tìm kiếm và tận dụng cơ hội từ họ thì ta cũng phải mở cửa thị trường và mang lại cơ hội cho họ. Vấn đề ở chỗ là phải tận dụng tốt nhất các cơ hội được tạo ra và sẵn sàng tâm thế đối mặt với các thách thức. Mặt khác, trong cuộc chơi này, nếu khéo, hai bên có thể bổ sung cho nhau thì dẫn tới kết thúc “đẹp” là hai bên cùng thắng, cùng phát triển. Hơn nữa, với tham vọng hội nhập để đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế thì cần phải có phí tổn cho quá trình này. Cần phải thống nhất rằng, hội nhập kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là tiến trình tất yếu, vấn đề đặt ra là làm sao để phí tổn nhỏ nhất và tận dụng hết các cơ hội do FTA mang lại.
Về các lợi ích lớn khi chúng ta tham gia FTA, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh chỉ rõ, tham gia các FTA sẽ mở ra cơ hội mới cho phát triển xuất khẩu khi các nước xóa bỏ thuế nhập khẩu. Trong đó, khi tham gia Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) tạo ra cơ hội cho chúng ta tham gia vào chuỗi cung ứng mới hình thành. Ngoài ra, tham gia FTA tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Hiện nay, 70% nhập khẩu của chúng ta ở khu vực Đông Á và 50% xuất khẩu cũng vào khu vực này. Nên nếu có bất lợi xảy ra trong khu vực sẽ tác động rất lớn, trong khi xuất khẩu là hoạt động chính của tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, tham gia FTA sẽ mang lại lợi thế trung hạn trước các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt các đối thủ trong khu vực, nhất là ở một số thị trường quan trọng như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Canada.
Mặt khác, các FTA thế hệ mới hiện nay còn có tác động rất quan trọng nữa là giúp chúng ta hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Khi gia nhập WTO, chúng ta đã sửa đổi rất nhiều cơ chế điều hành kinh doanh để tạo ra một môi trường kinh doanh mới thông thoáng, minh bạch hơn. FTA thế hệ mới sẽ giúp ta hoàn thiện thể chế, hoàn thiện môi trường kinh doanh. Việc này sẽ giúp thúc đẩy cả đầu tư trong nước và nước ngoài, từ đó tạo ra năng lực sản xuất mới. Với tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử vô tư, các FTA mới sẽ giúp chúng ta kiện toàn, cải thiện hơn nữa bộ máy Nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm, kỉ luật, kỉ cương của công chức nhà nước. Các FTA được kỳ vọng sẽ tạo ra lực đẩy cùng chiều, tương hỗ với các nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải cách DNNN và cải thiện môi trường kinh doanh mà chúng ta đang tiến hành.
Việc ký kết các FTA mới chỉ là khởi đầu, các doanh nghiệp có sẵn sàng để đón lấy cơ hội hay không mới là vấn đề. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn sàng về tiềm lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, công nghệ và nguồn nhân lực nếu muốn thành công. Hơn nữa, hội nhập tạo ra cơ hội mới, lợi thế mới nhưng cũng sẽ làm thay đổi các lợi thế cạnh tranh hiện tại. Theo ông Trần Đình Thiên, quan trọng là doanh nghiệp cần phải chủ động để cạnh tranh và sẵn sàng đón lấy những cơ hội mới. Nhà nước cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ hội và thách thức cụ thể của từng FTA cho doanh nghiệp nắm rõ. Hơn nữa, QH đã sửa đổi, ban hành nhiều văn bản luật mới, Chính phủ cũng đã tháo gỡ nhiều vấn đề nhằm tạo môi trường bình đẳng, minh bạch và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ thông tin hội nhập cho doanh nghiệp thì các viện nghiên cứu kinh tế cũng cần xây dựng một công cụ và phương pháp phân tích các thông tin hội nhập cho doanh nghiệp, để các doanh nghiệp dựa vào đó chủ động đánh giá cơ hội, thách thức và đưa ra các giải pháp cho mình.