Đường sắt đô thị sẽ làm gia tăng giá trị bất động sản
Theo nghiên cứu của Jones lang LaSalle Việt Nam (JLL Việt Nam), tại các đô thị lớn của Việt Nam cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư mạnh mẽ. Trong đó, việc đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ khuyến khích nhiều chủ đầu tư dự án tiến hành đầu tư xây dựng bởi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Theo đó, nghiên cứu của JLL Việt Nam, việc cải thiện cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận, chính quyền TP. Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ khuyến khích nhiều chủ đầu tư hơn nữa đầu tư vào các dự án bất động sản có quy mô lớn trên toàn thành phố. Nghiên cứu của Asean Up dự kiến đến năm 2030 dân số trong khu vực Đông Nam Á sẽ lên đến 720 triệu dân, tăng hơn 100 triệu dân. Chính áp lực dân số, cơ sở hạ tầng nếu không đáp ứng kịp các vấn đề trong cuộc sống đô thị ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, việc hướng tới hệ thống metro nhằm giải quyết áp lực ngày càng gia tăng là một nhu cầu tất yếu.
Minh chứng cho điều này, ông Veena Loh, Giám đốc Nghiên cứu của JLL tại Malaysia cho rằng mỗi thành phố cần phải lên kế hoạch cho tương lai của mình, đặc biệt là các thành phố không ngừng gia tăng dân số. Cụ thể, tại khu đô thị Klang Valley của Malaysia, nơi có mật độ dân số sẽ tăng từ 7 triệu người thời điểm hiện tại lên hơn 10 triệu người vào năm 2020.
Dự kiến năm 2030, đô thị này sẽ chiếm gần một nửa dân số ước tính của Malaysia, đạt mức 35 triệu người. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nielsen năm 2014 cho thấy, số người sở hữu xe hơi ở Malaysia chiếm 93 % của đất nước, con số này cao thứ ba trên thế giới. Điều này đã thúc đẩy Kuala Lumpur triển khai một số hệ thống đường sắt mới như tuyến tàu điện ngầm (MRT) dài 51km từ Sungai - Buloh tới Kajang.
Các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội (Việt Nam), Jakarta ở Indonesia, Manila ở Philippines cũng đang đạt đến đỉnh điểm. Tại Jakarta, nơi được coi là nơi có tình trạng tắc nghẽn giao thông luôn ở mức cao, thành phố Manila với những chuyến tàu điện ngầm cũ đã hoạt động quá tải. Trong khi đó, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội trước đây đều vắng bóng đường sắt đô thị. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, nhiều tuyến đường sắt đô thị đã được đầu tư ở các thành phố này. Khi những tuyến đường sắt này đi vào hoạt động, những khu vực lân cận mỗi tuyến sẽ mở ra những cơ hội bất động sản (BĐS) mới.