EU có thể điều chỉnh ứng dụng Telegram của Nga theo Luật Dịch vụ kỹ thuật số
Brussels được cho là đang xem xét liệu có nên áp dụng Luật Dịch vụ kỹ thuật số đối với nền tảng do Nga sản xuất hay không
Các quan chức EU đang xem xét khả năng liệt kê Telegram là một “nền tảng trực tuyến rất lớn”, một động thái sẽ cho phép EU buộc ứng dụng nhắn tin của Nga phải tuân theo các quy tắc kiểm duyệt nghiêm ngặt, Bloomberg đưa tin.
Báo cáo của Bloomberg trích dẫn các nguồn ẩn danh cho biết Brussels đã liên hệ với Telegram trong nỗ lực xác định có bao nhiêu người thường xuyên sử dụng nền tảng này. Telegram cho biết rằng họ có khoảng 41 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Con số này tạm thời vẫn ở dưới 45 triệu người dùng, mà theo Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA) của EU, nếu vượt qua ngưỡng này, Telegram sẽ bị điều chỉnh theo những quy định nghiêm ngặt của DSA.
Ủy ban châu Âu hiện tính toán 19 “nền tảng trực tuyến” và công cụ tìm kiếm rất phổ biến, bao gồm Amazon, Facebook, Instagram và TikTok. Theo các điều khoản của DSA, nếu vượt qua ngưỡng người dùng quy định, các nền tảng này phải gắn nhãn tất cả các quảng cáo, tránh nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng dựa trên “dữ liệu nhạy cảm” như dân tộc, giới tính hoặc khuynh hướng chính trị của họ và xây dựng các tính năng để bảo vệ “quyền riêng tư, bảo mật, và sự an toàn của trẻ vị thành niên”. Các nền tảng cũng được yêu cầu hạn chế “phổ biến nội dung bất hợp pháp” và “xử lý việc truyền bá thông tin sai lệch”.
DSA có hiệu lực vào đầu năm nay và cho phép EU phạt các nền tảng lên tới 6% doanh thu hàng năm trên toàn cầu nếu họ vi phạm các quy tắc của mình. Luật cũng cho phép những người tái phạm bị cấm hoạt động trong khối.
Chủ sở hữu gốc Nga của Telegram, Pavel Durov, khẳng định rằng ông tôn trọng quyền riêng tư và tự do ngôn luận của người dùng Telegram. Trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Tucker Carlson phát hành vào tháng trước, ông Durov nói rằng ông từ chối yêu cầu chia sẻ dữ liệu người dùng hoặc xây dựng cái gọi là “cửa hậu” giám sát vào nền tảng này.
Giống như WhatsApp hay Messenger, Telegram cho phép người dùng gửi tin nhắn riêng tư và và tin nhắn nhóm với độ bảo mật cao. Không giống như các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ, Telegram cũng cho phép người dùng thiết lập các “kênh” để phổ biến tin tức và cập nhật cho những người theo dõi.
Theo số liệu thống kê do SameWeb tổng hợp, Telegram là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất ở Ukraine. Budanov cho rằng điều này đặt ra “vấn đề lớn” đối với nỗ lực của Kiev nhằm hạn chế luồng thông tin gây tổn hại từ chiến trường.