CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Kinh nghiệm quốc tế  về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp

Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó, việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, khuyến khích sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nói riêng rất cần thiết; có tác động quan trọng đến sự hình thành và phát triển của khu vực doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Bài viết đề cập tới hệ sinh thái khởi nghiệp và kinh nghiệm xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở một số quốc gia, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.
Huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

Huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

Vốn là hoạt động vật chất quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu về vốn nổi lên như một vấn đề cấp bách, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp khởi nghiệp. Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị doanh nghiệp khởi nghiệp là làm thế nào để huy động vốn tối ưu, thu hút các quỹ đầu tư trong và ngoài nước tham gia nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa và đạt mức tăng trưởng kỳ vọng.
Chính sách thuế đối với hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam

Chính sách thuế đối với hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam trong thời gian gần đây đang phát triển nhanh chóng với động lực chính đến từ các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp và các nhà đầu tư. Với vai trò thiết kế và thực thi pháp luật, Chính phủ là tác nhân có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hệ sinh thái khởi nghiệp và một trong những công cụ để Chính phủ tác động đến hệ sinh thái khởi nghiệp chính là hệ thống chính sách thuế.
Ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp: Những vấn đề đặt ra

Ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp: Những vấn đề đặt ra

Sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp có tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó có chính sách ưu đãi thuế. Bài viết góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, đánh giá thực trạng ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam và trao đổi những ý tưởng hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp này.
Cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Làn sóng khởi nghiệp đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam. Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách tài chính như chính sách thuế, chính sách tín dụng nhà nước và chính sách tài chính hỗ trợ gián tiếp thông qua mô hình vườm ươm doanh nghiệp… Tuy nhiên, để các doanh nghiệp khởi nghiệp phát huy được tiềm năng, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhiều chính sách cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Nhiều năm trở lại đây, vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển đã và đang trở thành một ưu tiên quan trọng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay và đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khu vực doanh nghiệp này phát triển. Với đặc điểm của các hoạt động hỗ trợ nói chung và hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng đã và đang triển khai tại Việt Nam, phạm vi bài viết giới hạn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo quy mô nhỏ và vừa.