CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP VIỆT KHỞI NGHIỆP

Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp: Nhìn từ kinh nghiệm của Hàn Quốc

Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp: Nhìn từ kinh nghiệm của Hàn Quốc

Để tăng cường năng lực cạnh tranh, nhiều quốc gia đã chuyển đổi chiến lược phát triển kinh tế của mình theo hướng xây dựng nền kinh tế tri thức, công nghệ với trọng tâm khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới và sáng tạo. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động khởi nghiệp của các quốc gia đi trước là điều cần thiết. Bài viết phân tích những chính sách hỗ trợ quá trình xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của Hàn Quốc, từ đó rút ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.
Đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ khởi nghiệp

Đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ khởi nghiệp

Những năm qua, việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Tuy nhiên, hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Nhằm đổi mới cơ chế và chính sách phát triển hoạt động khởi nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: Khuyến khích đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp kinh doanh; Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khơi dòng vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Khơi dòng vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Doanh nghiệp khởi nghiệp với những sáng tạo và đột phá về công nghệ hứa hẹn là nhân tố quan trọng góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh năng suất lao động tăng thấp, các chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ tổng cầu dần hết dư địa. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp, ngoài những giải pháp thúc đẩy nghiên cứu, sáng chế có giá trị thực tiễn, rất cần một môi trường thông thoáng để các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận vốn. Xây dựng các giải pháp hỗ trợ triệt để doanh nghiệp khởi nghiệp có đủ vốn cho nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất quy mô lớn là yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam để phát triển bền vững và hội nhập thành công.
“Bệ đỡ” cho các doanh nghiệp khởi nghiệp từ chính sách tài chính

“Bệ đỡ” cho các doanh nghiệp khởi nghiệp từ chính sách tài chính

Trong những năm gần đây, làn sóng khởi nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, môi trường và các điều kiện cho khởi nghiệp, gồm hệ thống khung pháp luật, các chính sách hỗ trợ, quỹ đầu tư mạo hiểm… giúp bảo đảm tính ổn định và độ sẵn sàng vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Hoàn thiện các điều kiện cho khởi nghiệp, trong đó chú trọng các chính sách tài chính với vai trò “bệ đỡ” là yêu cầu bức thiết nhất, giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam vươn lên và phát triển mạnh mẽ.
Cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp; Tăng cường khởi sự doanh nghiệp; Tạo lập môi trường pháp lý bảo đảm quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; Ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Luật Công nghiệp hỗ trợ; Tăng cường hiệu quả thực hiện vai trò của Nhà nước trong định hướng phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường... là những nội dung trọng tâm đang được Đảng và Nhà nước quyết liệt triển khai trong bối cảnh hiện nay.
Hướng tới mục tiêu quốc gia khởi nghiệp

Hướng tới mục tiêu quốc gia khởi nghiệp

Với việc hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm và đầu tư từ các doanh nghiệp trên khắp thế giới. Hệ sinh thái khởi nghiệp theo đó cũng dần được hình thành, hướng tới mục tiêu quốc gia khởi nghiệp với khởi nghiệp sáng tạo là trung tâm. Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Đề án hướng tới mục tiêu tạo dựng hình ảnh quốc gia khởi nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.