ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Quản trị rủi ro trên thị trường tài chính là vấn đề hết sức cấp bách đối với Việt Nam bởi hệ thống ngân hàng đang gánh số nợ xấu cao, một số ngân hàng yếu kém cần được xử lý… Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh dựa trên dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thông tin và các công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro ngân hàng thương mại tại Việt Nam, bài viết khái quát thực tế quản trị rủi ro hiện nay và nhận diện cụ thể những vấn đề đặt trong thời gian tới đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam...
Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia tại một số nước

Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia tại một số nước

An ninh tài chính quốc gia là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự ổn định cho hệ thống tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Bài viết khái quát kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài chính ở một số nước nhằm quản lý khủng hoảng và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, qua đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam

Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam

Môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố biến động gây ảnh hưởng đến các quá trình tài trợ đầu tư cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, cùng với quản trị tác nghiệp quản trị chiến lược, quản trị rủi ro tài chính đã và đang trở thành những cấu phần quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Những vấn đề về quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp đang thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và chủ doanh nghiệp.
Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trên thị trường tài chính Việt Nam

Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trên thị trường tài chính Việt Nam

Quy mô thị trường tài chính của Việt Nam mặc dù đã từng bước mở rộng, tăng từ mức 88% GDP (năm 2006) lên mức trên 160% GDP vào cuối năm 2016, tuy nhiên, vẫn ở mức thấp nếu so với một số nước khác trong khu vực. Các thị trường cấu thành thị trường tài chính Việt Nam còn kém phát triển, đặc biệt là các chuẩn mực về quản trị công ty, mức độ ổn định hệ thống còn thấp. Bài viết phân tích những thách thức trong đảm bảo an toàn tài chính của thị trường tài chính Việt Nam, đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trên thị trường.
An ninh tài chính, tiền tệ tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0

An ninh tài chính, tiền tệ tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0

Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 được kỳ vọng tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính trên thế giới đã đem lại nhiều lợi ích và cơ hội cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra không ít thách thức mà nổi bật là thách thức trong việc bảo vệ an ninh tài chính, tiền tệ đối với từng định chế tài chính. Để kịp thời ứng phó trước những thách thức này, Việt Nam cần tạo một nền tảng công nghệ tài chính hiện đại để tạo đà quan trọng cho kinh tế tăng trưởng bền vững trong giai đoạn tới.
An ninh tài chính và biến động của lạm phát, lãi suất, tỷ giá tiền tệ tại Việt Nam

An ninh tài chính và biến động của lạm phát, lãi suất, tỷ giá tiền tệ tại Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, ổn định lạm phát, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo an ninh tài chính - tiền tệ quốc gia, đặc biệt là tại những nước có độ mở kinh tế cao như Việt Nam. Sự biến động của các yếu tố này có tác động mang tính quyết định không chỉ tới doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các doanh nghiệp mà còn tới cả nguồn thu và khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước.
Hội nhập quốc tế và sự cần thiết của kiểm soát an ninh tài chính

Hội nhập quốc tế và sự cần thiết của kiểm soát an ninh tài chính

Một hệ thống tài chính ổn định có thể trở nên bất ổn nếu các chính sách kinh tế vĩ mô không bền vững, các thỏa thuận dàn xếp về tỷ giá thiếu tính tin cậy, giám sát tài chính yếu kém, tính minh bạch tài chính không đầy đủ, kỷ luật thị trường trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp lỏng lẻo. Do vậy, muốn đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững, cần nắm bắt được các nguyên nhân sâu xa gây ra những bất ổn để có giải pháp ngăn chặn kịp thời các nguy cơ gây tổn hại cho hệ thống tài chính trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.