NGÀNH TÀI CHÍNH VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Thuế

Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Thuế

Trong những năm qua, ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế và đem lại những hiệu quả to lớn trong công cuộc hiện đại hóa công tác quản lý thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính thuế đã tiết kiệm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và chi phí hành chính cho cơ quan thuế, nhờ đó giảm thiểu tương tác giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, góp phần giảm tình trạng nhũng nhiễu gây phiền hà cho người nộp thuế.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hải quan từ ứng dụng công nghệ thông tin

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hải quan từ ứng dụng công nghệ thông tin

Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, công nghệ thông tin đã được ứng dụng mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước về hải quan và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất để hiện đại hóa ngành Hải quan. Công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản, toàn diện phương thức hoạt động của ngành Hải quan, hình thành nên một hệ thống Hải quan Việt Nam hiện đại, minh bạch, hiệu quả; góp phần quan trọng vào cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hải quan.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán

Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán

Thị trường chứng khoán là kênh huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế thông qua việc phát hành và giao dịch chứng khoán, trái phiếu. Hoạt động của thị trường tác động lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nhận thức được vai trò quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong lĩnh vực chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nỗ lực triển khai đồng bộ các ứng dụng và hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại nhằm nâng cao năng lực quản lý, giám sát, góp phần tạo dựng thị trường công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Giải pháp phòng chống tội phạm công nghệ cao

Giải pháp phòng chống tội phạm công nghệ cao

Theo báo cáo của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), tội phạm sử dụng công nghệ cao đang trở thành mối nguy hại lớn trên giới với thiệt hại gây ra khoảng 400 tỷ USD/năm, cao hơn số tiền mà tội phạm buôn bán ma túy thu được và cứ 14 giây lại xảy ra 01 vụ phạm tội sử dụng công nghệ cao. Ở Việt Nam, tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng nhanh chóng, diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Giải pháp nào để phòng chống tội phạm công nghệ cao trong bối cảnh hiện nay là vấn đề đang đặt ra cần giải quyết.
Thực trạng và giải pháp triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Tài chính

Thực trạng và giải pháp triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Tài chính

Trong những năm qua, công tác hiện đại hóa triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành Tài chính đã được đẩy mạnh, trong đó chú trọng đến việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo được thông suốt, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của các đơn vị thuộc và trực Bộ Tài chính. Việc cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách, người dân và doanh nghiệp được thực hiện công khai, nhanh chóng, kịp thời.
Ngành Tài chính: Đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin

Ngành Tài chính: Đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin

Ngày 24/3/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 556/QĐ-BTC phê duyệt Kế hoạch 5 năm về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch này được Bộ Tài chính chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng, mang tính khả thi cao. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Tài chính sẽ không ngừng được đẩy mạnh, tập trung mọi nguồn lực để từng bước hình thành nền tài chính điện tử, góp phần phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp, đơn vị có quan hệ với ngân sách.
Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Bài viết trình bày những đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những tác động chính của nó đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Trên cơ sở nhận diện những thách thức mà lĩnh vực tài chính, ngân hàng phải đối mặt, bài viết đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho ngành Tài chính, Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung để có thể hội nhập và chủ động ứng phó thành công với những xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức

Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức

Nhân loại đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, được xây dựng trên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3, đó là cuộc cách mạng kỹ thuật số được xuất hiện từ giữa thế kỷ trước, là sự hợp nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Ban biên tập trích giới thiệu tổng luận “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia biên soạn, cung cấp thêm cho bạn đọc cái nhìn toàn diện hơn về khái niệm, các động lực và những thách thức, cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.