Gắng gượng trên đỉnh cao
(Tài chính) Cú giảm điểm mang tính chất quyết định xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường đã diễn ra với giá trị giao dịch lên tới hơn 6.700 tỷ đồng. Phiên giảm điểm được xem là phân phối trên diện rộng, để thực hiện việc chốt lời. Thị trường tưởng như bị đứt mạch tăng nóng khi phiên giao dịch tiếp theo vẫn chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, vào chiều ngày 10/9, nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục "bùng cháy" khiến thị trường lại bật tăng trở lại.
Với lực bán mạnh nối tiếp vào đầu phiên sáng 10/9 khiến thị trường tiếp tục chao đảo, giảm điểm về mức thấp của 620 điểm. Đúng như dự báo của các chuyên gia, phiên giảm điểm có thể là chỉ báo điều chỉnh đi xuống của thị trường.
Phân phối đỉnh và chốt lời
Trong phiên hôm 10/9, nhóm cổ phiếu dầu khí với lượng margin rất cao nên đã bị bán và chốt lời mạnh mẽ. Theo sau đó là những cổ phiếu nóng như chứng khoán, dòng bất động sản (BĐS), thủy sản... và cổ phiếu đầu cơ cũng nhanh chóng bị lên sàn.
Như vậy, người nắm cổ phiếu đang ở thế chủ động có thể bán ra bất cứ khi nào thị trường có tín hiệu xấu. Tuy nhiên, sang phiên giao dịch ngày 10/9, dòng dầu khí lại gây ấn tượng mạnh khi bật tăng trở lại, khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) lại lao vào với men say chiến thắng. Dòng cổ phiếu BĐS cũng có khối lượng giao dịch rất lớn nhưng rõ ràng là ưu thế bán áp đảo, lực bán mạnh hơn là mua vào.
Sau phiên giảm điểm hôm trước, nhiều NĐT lại nhớ tới phiên phân phối đỉnh ngày 25/3 đầu năm. Vì vậy, nhiều chuyên gia nhận định, thị trường sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh để giá cổ phiếu chiết khấu về mức hợp lý nhằm thu hút dòng tiền mới.
Một số NĐT lại kỳ vọng đây chỉ là nhịp xả hơi của thị trường sau một thời gian tăng khá lâu. Với giá trị giao dịch của 2 sàn lên tới hơn 6.700 tỷ đồng, gần đạt mốc cao nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán, lượng tiền đổ vào thị trường và rút ra là rất lớn.
Theo đó, nếu thị trường sẽ tiếp tục tăng thì NĐT kỳ vọng thị trường sẽ tích cực. Nếu chỉ số vẫn nằm trong kênh tăng thì có thể thị trường sẽ tích lũy ngắn hạn và có thể hồi phục rồi tăng tiếp. Ngược lại, nếu lỗ thì sẽ có lực bán mạnh hơn. Nếu điều đó là sự thực thì thị trường đang nằm ở vùng rủi ro khá lớn.
Theo chuyên gia chứng khoán của MBS, chỉ số thị trường đang giảm nhanh hơn giá cổ phiếu. VN-Index mất khoảng hơn 2 tuần mới lên được 640 điểm nhưng chỉ 1 phiên giảm đã quay về 620.
Hiện tại, trên thị trường vẫn còn vô vàn các cổ phiếu còn chưa vượt được đỉnh cũ tháng 3/2014. Vì vậy, những mã lướt sóng hay tăng nóng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi thị trường chính thức điều chỉnh.
Một số chuyên gia còn cảnh báo không nên "hời hợt" ở điểm mua. Điểm mua chuẩn sẽ hạn chế tối đa rủi ro, điểm mua "hời hợt" theo xu hướng tăng hoặc trong chu kỳ giảm thì chỉ có ôm hàng mà thôi.
Đừng "hời hợt" ở điểm mua
Kinh nghiệm xương máu trên thương trường của nhiều NĐT cho thấy: cần phải mua và nắm giữ lâu dài những mã có thể làm trụ đỡ cho thị trường. Đừng kỳ vọng vào các mã này tăng nhanh, mà chỉ cần tích lũy dù chậm nhưng chắc chắn và lỳ lợm mỗi khi thị trường xảy ra biến cố. Ví dụ như GAS hay PVD, HPG…
Ngoài ra, NĐT cần tiếp tục chọn lọc những mã chứng khoán khỏe, có khả năng trở thành tiêu điểm của thị trường khi sóng tăng trở lại. Một số mã có khả năng dẫn chất dẫn dắt thị trường trước đây như PXS, TCM, PVS, PVT, HVG... đã có sự phân hóa mạnh mẽ. Theo đó, nếu nhóm này liên tục bị bán ra với tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn thì thị trường sẽ cùng nhau đi xuống với tốc độ cao hơn.
Một số chuyên gia nhận định rằng với một phiên phân phối thì chưa thể đánh gẫy được đà tăng. Cho nên, sau phiên phân phối thường có sự lôi kéo NĐT mới vào hàng nhằm tạo ra hưng phấn ngắn hạn.
Một số cổ phiếu nhỏ, đầu cơ sẽ tiếp tục bay cao với độ rộng lớn thì khi ấy, thị trường sẽ đi vào chu kỳ giảm điểm. Các NĐT kinh nghiệm cho rằng đến lúc đó, dù cổ phiếu tốt hay xấu đã đi vào chu kỳ giảm thì cũng đều phải bán.
Trên thực tế, trong phiên giảm điểm hôm 10/7, lực bán quá mạnh trên toàn thị trường khiến tâm lý đám đông sợ hãi không kiềm chế nổi cảm xúc và bán theo. Đúng như dự đoán, thị trường đã xanh trở lại, nhưng có một điều phải ghi nhớ, đó là dòng tiền lớn với giá trị 6.700 tỷ đồng đã phần nào rút ra và có sự trở lại với thị trường hay không mới là điều quan trọng.
Cho nên kinh nghiệm xương máu trên thị trường là phải bình tĩnh, không nên quá bi quan, cũng không nên vội lạc quan, để hành động đúng đắn.