Gia Lai còn 45.688 hộ nghèo, 33.866 hộ cận nghèo theo tiêu chí mới
Cụ thể, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, tổng số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 45.688 hộ, chiếm tỷ lệ 12,09% tổng số hộ dân cả tỉnh. Trong đó, số hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 40.475 hộ, chiếm 25,58% tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh.
Tổng số hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 là 33.866 hộ, chiếm 8,96% tổng số hộ dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, số hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 24.839 hộ, chiếm 15,70% tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh.
Về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh mới năm 2022 như sau: Tổng số hộ nghèo 45.965 hộ, chiếm 12,16% tổng số hộ dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, số hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số 40.724 hộ, chiếm 25,72% tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh.
Tổng số hộ cận nghèo 34.077 hộ, chiếm 9,02% tổng số hộ dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, số hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số 24.964 hộ, chiếm 15,77% tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh.
Số hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh mới năm 2022 so với cuối năm 2021: Số hộ nghèo tăng 277 hộ, trong đó, số hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng 249 hộ. Số hộ cận nghèo tăng 211 hộ; trong đó, số hộ cận nghèo dân tộc thiểu số tăng 125 hộ.
Hộ nghèo dân tộc thiểu số được vay ưu đãi 40 triệu đồng làm nhà, lãi suất 3%/năm
Theo đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 40 triệu đồng để làm nhà, với lãi suất ưu đãi. Mức vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách thỏa thuận, không vượt quá 50 triệu đồng/hộ (với vay mua đất); 40 triệu đồng/hộ (vay hỗ trợ nhà ở). Thời hạn vay vốn tối đa 15 năm; 5 năm đầu chưa phải trả nợ gốc; lãi suất 3%/năm; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Cư trú hợp pháp tại địa phương và có tên trong danh sách hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở, nhà ở do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thành viên đại diện vay vốn của hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Có phương án vay vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay. Khách hàng được vay vốn để sử dụng vào việc trang trải chi phí để có đất ở, chi phí xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở.
Chính phủ nêu rõ, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã, hộ gia đình, tổ chức tại địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, được cho vay không quá 96 tỷ đồng để trồng dược liệu quý; không quá 92 tỷ đồng với dự án trung tâm nhân giống dược liệu quý.
Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Được thành lập, hoạt động hợp pháp, có phương án đầu tư và sử dụng vốn vay để tham gia Dự án vùng trồng dược liệu quý, Dự án trung tâm nhân giống được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Được Ngân hàng Chính sách xã hội tham gia thẩm định phương án vay vốn trước khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ thẩm định phương án vay vốn; thời hạn vay tối đa 10 năm; lãi suất 3,96%/năm; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.