Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến ở Hoa Kỳ


Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ORD) được phát triển dưới dạng công nghệ ở Hoa Kỳ và Canada vào những năm 1990. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, các hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến đã phát triển do các tiến bộ công nghệ bao gồm trọng tài, hòa giải, thương lượng và đàm phán và Bắc Mỹ được xem là địa điểm mà hầu hết các hoạt động ban đầu của ODR diễn ra.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Đặt vấn đề

Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) đã có nhiều bước phát triển trong khoảng thời gian hơn 20 năm trở lại đây. Một phân tích do Melissa Tyler và Di Bretherton tại Trung tâm Giải quyết Xung đột Quốc tế tại Đại học Melbourne thực hiện chỉ ra rằng, ODR đã trải qua 3 giai đoạn phát triển, đó là theo sở thích; thực nghiệm và kinh doanh.

Trong khi, sự chuyển đổi từ giai đoạn sở thích sang giai đoạn thử nghiệm dẫn đến việc tăng cường sử dụng ORD và cải tiến các cơ chế ORD chung thông qua việc tạo ra các chương trình thí điểm, phải đến giai đoạn kinh doanh, công chúng mới có thể dễ dàng truy cập và tiếp cận ORD.

Tương tự, giai đoạn thực nghiệm được đánh dấu bởi sự hiện diện ngày càng nhiều của các tổ chức vì lợi nhuận đã “bắt đầu triển khai hệ thống ORD thay thế trực tuyến riêng" (Melissa Tyler, 2007). Sau khi hoàn thành giai đoạn kinh doanh, ORD hiện là bước vào giai đoạn thứ 4, giai đoạn thể chế. 

Giải quyết tranh chấp trực tuyến đã có nhiều bước phát triển trong khoảng thời gian hơn 20 năm trở lại đây. Một phân tích do Melissa Tyler và Di Bretherton tại Trung tâm Giải quyết Xung đột Quốc tế tại Đại học Melbourne thực hiện chỉ ra rằng, ODR đã trải qua 3 giai đoạn phát triển, đó là theo sở thích; thực nghiệm và kinh doanh.

Đặc điểm đáng chú ý nhất của giai đoạn này là việc thí điểm và thông qua tranh chấp thay thế trực tuyến giải quyết bởi một loạt các cơ quan - thường là chính quyền địa phương và các cơ quan chính phủ. Nhiều thay đổi đã diễn ra xoay quanh những tiến bộ công nghệ gần đây.

Trong khi, các phiên bản đầu tiên của ORD bị hạn chế bởi giao tiếp giữa các bên chỉ thông qua e-mail, với sự phát triển công nghệ, đặc biệt là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, các hệ thống giải quyết tranh chấp thay thế trực tuyến đã có thể “sử dụng các diễn đàn như phòng trò chuyện, trang web có phần mềm mã hóa và bảo vệ bằng mật khẩu, tin nhắn tức thì và hội nghị trực tuyến ”để tạo ra một số phương pháp tranh chấp thay thế trực tuyến (M. Conley Tyler, 2004). Các hình thức ORD chính đã phát triển do các tiến bộ công nghệ bao gồm trọng tài, hòa giải, thương lượng và đàm phán.  

Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) được xem là địa điểm mà hầu hết các hoạt động ban đầu của ODR (M. Conley Tyler, 2004). Nghiên cứu này tập trung vào một quốc gia tiêu biểu tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) với định hướng, cơ sở pháp lý đối với việc giải quyết tranh chấp trực tuyến ngoài Tòa án.

Bối cảnh, sự phát triển và tình hình giải quyết tranh chấp trực tuyến tại Hoa Kỳ

Bối cảnh và sự phát triển

Hình thức ODR được phát triển dưới dạng công nghệ ở Mỹ và Canada và được sử dụng chủ yếu ở Mỹ (Alvaro, J.A.G, 2003). Vào giữa những năm 1990, ODR bắt đầu được thử nghiệm tại 4 địa điểm: Tòa án ảo tại Đại học Villanova, Văn phòng Thanh tra Trực tuyến tại Đại học Massachusetts, Dự án Hòa giải trực tuyến tại Đại học Maryland và Dự án CyberTribunal tại Đại học Montreal, Canada. Trong khi, các nỗ lực ban đầu của ODR là các địa điểm phi lợi nhuận được tài trợ bởi các trường đại học và tổ chức, ODR ngày nay chủ yếu là các liên doanh thương mại lợi nhuận cung cấp dịch vụ cho cả giao dịch trực tuyến B2B và B2C.

ODR sử dụng internet như một phương tiện hiệu quả hơn để các bên giải quyết cảc tranh chấp hợp đồng. Chẳng hạn như giao dịch B2B và B2C và các tranh chấp ngoài hợp đồng, chẳng hạn như tranh chấp về bản quyền, bảo vệ dữ liệu, quyền tự do ngôn luận, luật cạnh tranh và tranh chấp tên miền.

Sự tăng trưởng của ODR ở Mỹ gắn liền với sự mở rộng của internet vào cuối những năm 1990. Các trang web như eBay phát triển với tốc độ chóng mặt nhưng không có cơ chế nhanh chóng và công bằng để giải quyết các vấn đề phát sinh. Các giám đốc điều hành nhanh chóng nhận ra điều này đang làm suy yếu lòng tin của người dùng.

Các chuyên gia về ODR đã giúp eBay và nhiều công ty thương mại điện tử khác tạo ra các nền tảng có thể xác định sớm các vấn đề và giải quyết chúng nhanh chóng, giữ cho người dùng hài lòng và khiến họ sẵn sàng mua hàng trực tuyến hơn. Kết quả là, mỗi năm eBay đã giải quyết hơn 60 triệu tranh chấp thông qua ODR, nhiều hơn toàn bộ hệ thống tòa án dân sự của Hoa Kỳ.

Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (AAA) có đóng góp khi là cơ quan đi đầu trong phát triển ORD (Gabrielle Faufmann-Kohler và Thomas Schultz, 2004). Năm 1995, AAA được ghi nhận là tổ chức giải quyết các vấn đề tranh chấp trực tuyến (ADR) duy nhất tham gia vào quy trình quản lý xung đột trực tuyến thông qua Dự án Thẩm phán ảo. Dấu ấn đột phá tiếp theo của AAA vào ODR là sự phát triển của thị trường trực tuyến vào năm 2001. AAA bắt đầu phát triển nền tảng dựa trên web của riêng mình cho các dịch vụ thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) để giải quyết tranh chấp trực tuyến. Tuy nhiên, do thị trường dần được hoàn thiện nên các tranh chấp B2B thực chất không nhiều; do đó, AAA đã phát triển theo hướng xây dựng một khung quản lý hồ sơ trực tuyến và giao tiếp giữa các bên với AAA có tên gọi là AAA Webfile.

Tình hình giải quyết tranh chấp trực tuyến ở Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, khi ODR chuyển sang giai đoạn thứ 4 với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, hàng chục tòa án đang bắt đầu thí điểm chương trình ODR trên cơ sở từng tiểu bang hoặc từ tòa án. Hệ thống của Hoa Kỳ thiếu lực lượng thể chế hóa trung tâm thúc đẩy tòa án ODR trái ngược với việc ra quyết định từ trên xuống ở Canada và Trung Quốc. Động lực phát triển của Hoa Kỳ này là kết quả của cấu trúc phân tán của hệ thống luật pháp Hoa Kỳ đòi hỏi các đổi mới phải được đưa ra, thử nghiệm, cân nhắc và thực hiện bởi từng bang riêng lẻ.

Trong một số trường hợp khác, Nhà nước liên bang đã quyết định áp dụng phương pháp tiếp cận trực tiếp bằng cách thực hiện các chương trình tại từng hạt, cũng là một lý do khiến Hoa Kỳ thoạt nhìn có vẻ tụt hậu so với một số quốc gia về phát triển ODR khi các quốc gia khác thử nghiệm trực tiếp tại cấp quốc gia.

Nhìn theo hướng tích cực hơn cho thấy, các tòa án trên khắp Hoa Kỳ đang tích cực thử nghiệm ODR (Robert Ambrogi, 2016). Trung tâm Quốc gia về Tòa án Tiểu bang ước tính các khu vực pháp lý ở ít nhất 40 tiểu bang của Hoa Kỳ hiện đang tìm các khả năng kết hợp ODR trong hệ thống tòa án. Tại thời điểm hiện tại có 35 tiểu bang hoặc đã có các chương trình ODR đang hoạt động hoặc có kế hoạch thực hiện chúng trong một khoảng thời gian ngắn. Tính đến giữa năm 2019, khoảng 50 tòa án trên khắp Hoa Kỳ được báo cáo đã có chương trình ODR hoạt động.

Ngày càng hình thành nhiều các sáng kiến chương trình ở các cấp khác nhau, hiện đang ở giai đoạn ủy ban hoặc hội đồng. Nhiều vấn đề đã được phát triển trong năm qua, chẳng hạn như các đề xuất thực hiện ODR cho các khiếu kiện nhỏ và các vụ việc khác trong Hệ thống Tòa án Thống nhất Bang New York.

Ví dụ về chương trình ODR hoạt động cho các vụ việc dân sự điển hình là Tòa án Thành phố Franklin Country ở Columbus, Ohio. Bộ phận yêu cầu bồi thường nhỏ của tòa án đã khởi động một chương trình ODR vào cuối năm 2016 cho các khiếu nại liên quan đến thuế thu nhập thành phố; sau thành công của chương trình, thẩm quyền đã được mở rộng cho tất cả các phiên tòa nhỏ về khiếu nại vào đầu năm 2018 (David Larson, 2019).

Nếu người khiếu nại chọn tham gia tùy chọn ODR, hòa giải viên tòa án sẽ liên hệ với bị đơn để mời họ tham gia. Nếu bị đơn đồng ý, cả 2 đều được cấp quyền truy cập vào "Trung tâm thương lượng", một hệ thống cung cấp các yếu tố của thương lượng tự động cùng với kênh giao tiếp dựa trên văn bản mà qua đó các bên có thể tương tác trong nỗ lực giải quyết. Nếu họ không thể giải quyết vấn đề riêng họ, họ có thể gọi một người hòa giải có thể tham gia cùng họ trên nền tảng, kết nối qua điện thoại hoặc gặp gỡ qua Skype. Nếu quá trình không xuất tiến tới thỏa thuận, vụ án được tiến hành xét xử.

Phần lớn sự phát triển ban đầu của ODR được đặt tại Hoa Kỳ, vì một số lý do: (i) Sự phát triển ban đầu của internet xuất phát từ Hoa Kỳ; (ii) Việc áp dụng sớm các quy trình ADR ở Hoa Kỳ, cũng như bản chất cạnh tranh và đổi mới của thị trường ADR tại Hoa Kỳ; (iii) Cơ sở hạ tầng công nghệ chất lượng cao; (iv) Văn hóa doanh nghiệp Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng tiếp cận với những đổi mới, sáng tạo.

Sáu nguyên tắc cốt lõi về hoạt động của ODR (Tyler, M.C, 2004), trách nhiệm giải trình, bảo mật, khả năng tiếp cận, uy tín, công bằng và khả năng thực thi cũng sẽ được đánh giá. Khả năng thực thi, một trong sáu nguyên tắc của ODR, là điều cần thiết, vì một khi tính khả thi được đảm bảo, việc này sẽ khuyến khích các thương nhân hoặc doanh nghiệp điện tử sử dụng ODR để giải quyết các tranh chấp. Kết quả của hòa giải và thương lượng trực tuyến có thể chuyển đổi thành các thỏa thuận dàn xếp giữa các bên...

Một số quy định về giải quyết tranh chấp trực tuyến tại Hoa Kỳ

- Công nghệ được sử dụng: Trong khi vấn đề về nền tảng công nghệ và phương tiện được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ đang rất được quan tâm, rất khó để hình dung một bức tranh chính xác về tình hình công nghệ. Một số trang web đề cập tới công nghệ liên quan, những trang web khác đưa ra những tuyên bố cụ thể hơn (ví dụ: Thông qua email, điện thoại, fax, hội nghị truyền hình và các phương thức giao tiếp khác, chúng tôi sẽ…), mà không cung cấp một quy trình được tiến hành cụ thể. Những người khác chỉ cung cấp các chi tiết mơ hồ (ví dụ: Công nghệ hiện đại của chúng tôi sẽ cho phép bạn gửi yêu cầu và thảo luận các vấn đề của bạn với người hòa giải và bên kia…).

Ngược lại, nhiều nhà cung cấp rất rõ ràng về các phương pháp giao tiếp (ví dụ: Các cuộc thảo luận riêng tư giữa hòa giải viên và từng bên được tổ chức trong môi trường phòng trò chuyện trực tuyến hoặc trong phiên điều trần giai đoạn, tất cả lời khai và bằng chứng của bạn được cung cấp qua email). Một số nhà cung cấp dịch vụ lại chọn cách mập mờ; điều này cho thấy mong muốn che giấu sự thật công nghệ thực tế được sử dụng không quá tiên tiến...

- Chi phí: Một số nhà cung cấp dịch vụ không cung cấp thông tin về phí của họ. Đôi khi, điều này được thực hiện bằng cách nói nó phụ thuộc vào tỷ lệ của cơ quan được chỉ định. Mặt khác, một số nhà cung cấp đưa ra những hình ảnh rất rõ ràng về chi phí. Theo thống kê năm 2013, Net-Arb yêu cầu 299 USD cho một trọng tài duy nhất và 599 USD cho quyết định của ban hội thẩm. Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Thể thao cũng hoạt động theo mức phí cố định 250 USD cho mỗi khiếu nại. AAA tính phí 50 USD cho dịch vụ dàn xếp trực tuyến xử lý các khiếu nại dưới 10.000 USD. Settle Today tính phí 99 USD cho mỗi trường hợp. Nộp đơn xin quyết định của bồi thẩm đoàn tại i-Courthouse là miễn phí.

- Khung thời gian xử lý: Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ lưu ý giải quyết nhanh chóng là một lợi ích trong quy trình ODR, tuy nhiên, họ đều thận trọng về việc xác định khung thời gian. Thông thường, điều này được quy định khá mơ hồ, hoặc được giải thích là kết quả của tốc độ các bên theo đuổi vụ kiện. Các nhà cung cấp dịch vụ khác dự đoán cụ thể về khung thời gian, chẳng hạn như chương trình dàn xếp trực tuyến của AAA thông báo cho khách hàng “Các vấn đề thường được giải quyết trong khoảng thời gian 30 ngày”...

- Thực thi các thỏa thuận ODR: Một trong những chỉ trích chính đối với ODR là thiếu cơ chế thực thi các thỏa thuận phi trọng tài đào tạo trực tuyến. Tuy nhiên, do tính chất song phương của hệ thống ODR và các cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế đã có sẵn, kết hợp với công nghệ sẵn có, để đảm bảo khả năng thực thi theo hợp đồng của thỏa thuận và các cơ chế vốn có trong hệ thống để khuyến khích sự tuân thủ. Đây không phải là rào cản lớn đối với việc tạo ra một hệ thống ODR để sử dụng trong các tranh chấp kinh doanh ở Hoa Kỳ.

Theo Công ước của Liên Hợp quốc về công nhận và thực thi phán quyết của trọng tài nước ngoài, hoặc Công ước New York (U.N, 1958), mỗi quốc gia ký kết phải công nhận các thỏa thuận trọng tài quốc tế đáp ứng các yêu cầu nhất định. Công ước New York được Hoa Kỳ thông qua năm 1970. Đây là thành viên của Công ước, Hoa Kỳ đều phải công nhận và thực thi các thỏa thuận trọng tài được thực hiện ở quốc gia khác và có lẽ bao gồm các thỏa thuận trọng tài được thực hiện thông qua quy trình trọng tài ODR. Đối với các thỏa thuận không có trong Công ước New York, bao gồm các thỏa thuận hợp đồng phi trọng tài, do các bên thực hiện thông qua đàm phán hoặc hòa giải, một thỏa thuận hoặc hiệp ước song phương để công nhận hoặc thực thi các thỏa thuận đó có thể được tạo ra để tạo điều kiện thực thi các thỏa thuận trực tuyến.

- Quy định về chữ ký điện tử tại Hoa Kỳ: Sự công nhận của pháp luật đối với chữ ký điện tử cho phép tạo ra một hợp đồng ràng buộc giữa các bên, được tạo hoàn toàn trực tuyến và không có sự bất tiện của một cuộc họp trực tiếp.

Tại Hoa Kỳ, Quốc hội đã ban hành Đạo luật về chữ ký điện tử trong thương mại quốc gia và toàn cầu vào năm 2000 để quản lý chữ ký điện tử. Mục đích của đạo luật này là thúc đẩy việc chấp nhận và sử dụng chữ ký điện tử trên cơ sở quốc tế, để công nhận những ưu điểm của chữ ký điện tử đối với thương mại điện tử toàn cầu. Đạo luật này yêu cầu Bộ trưởng Thương mại loại bỏ hoặc giảm bớt những trở ngại đối với thương mại điện tử và tuân theo các nguyên tắc được quy định.

Các nguyên tắc này bao gồm việc áp dụng các nguyên tắc liên quan từ Luật mẫu được Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế thông qua, cho phép các bên tự xác định công nghệ chữ ký điện tử phù hợp, có thể thực thi và thực hiện cách tiếp cận không phân biệt đối xử đối với chữ ký điện tử được tạo ra ở các khu vực tài phán nước ngoài.

Ngoài luật liên bang này, tất cả các tiểu bang đã áp dụng một số hình thức luật về chữ ký điện tử, hầu như tất cả đều dựa trên Đạo luật thống nhất về giao dịch điện tử (UETA), do  Ủy ban Luật thống nhất ban hành. UETA có quan điểm sự công nhận hợp pháp và khả năng thực thi của chữ ký điện tử hoặc văn bản pháp lý có thể không bị từ chối, vì nó ở dạng điện tử.

Đạo luật cho phép việc phân bổ bằng chứng cho chữ ký điện tử, dựa trên việc thể hiện hiệu quả của thủ tục bảo mật được sử dụng cùng với bối cảnh, hoàn cảnh xung quanh và bất kỳ thỏa thuận nào của các bên. Do tính linh hoạt của luật về chữ ký điện tử của Hoa Kỳ, các thỏa thuận ODR quốc tế được tạo ra bằng cách sử dụng chữ ký điện tử có thể dễ dàng được thực thi tại một cơ quan tài phán của Hoa Kỳ thông qua UETA hoặc các tiêu chuẩn trung lập về công nghệ tương tự.

Kết luận

Nhìn chung, ngoài việc áp dụng các thủ tục ADR truyền thống, ODR có thể cung cấp các lợi thế thông thường của phương pháp giải quyết tranh chấp, cũng

Tài liệu tham khảo:

  1. Alvaro, J.A.G. (2003), ‘Online Dispute Resolution – UncharteredTerritory’, Vindobona Journal of International Commercial Law and Arbitration, vol. 7, no. 2, pp. 187–98;
  2. Calliess, G.P, ‘Online Dispute Resolution: Consumer Redress in a Global Market Place’, German Law Journal, vol. 7, no. 8, pp. 647–60;
  3. Gabrielle Kaufmann-Kohler & Thomas Schultz, Online dispute resolution: challenges for contemporary justice 28 (2004);
  4. Melissa Conley Tyler & Di Bretherton, Online Alternative Dispute Resolution, 7 Vindobona J. Int'l Com. L. & Arb. 199, 200-01.

(*) ThS. Lê Xuân Tùng - Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp.

(**) Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số kỳ 2 tháng 7/2021.