Giảm dần nghĩa vụ nộp thuế Thu nhập cá nhân: Thiết thực chia sẻ với người lao động
Là một trong những loại thuế có tác động tới nhiều đối tượng trong xã hội nên những thay đổi liên quan đến Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sẽ tác động mạnh tới đông đảo người dân. Từ ngày 1/7 tới đây, khi Luật Sửa đổi một số điều về thuế TNCN có hiệu lực, nghĩa vụ đóng góp của người dân giảm dần làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước trong ngắn hạn, song giải pháp này sẽ góp phần bồi dưỡng nguồn thu trong dài hạn.
Tại hội thảo Hướng tới thực thi hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN diễn ra ngày 16/5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, luật này có hiệu lực từ 1/7/2013, khắc phục một số điểm bất cập của luật hiện hành. Nội dung được dư luận quan tâm nhiều nhất là việc tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế (NNT). Người độc thân có thu nhập 9 triệu đồng/tháng, người có 2 người phụ thuộc, có thu nhập từ 16,2 triệu đồng/tháng trở xuống thuộc diện chưa phải nộp thuế. Người có thu nhập 20 triệu đồng/tháng nếu có một người phụ thuộc chỉ nộp thuế 490 nghìn đồng/tháng (bằng 2,45% thu nhập chịu thuế). Nếu NNT có 2 người phụ thuộc, số thuế nộp là 190 nghìn đồng/tháng (bằng 0,95%)...
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho biết, hơn 2 triệu người đang nộp thuế thu nhập từ tiền lương tiền công, từ kinh doanh ở bậc 1, bậc 2 sẽ không thuộc đối tượng nộp thuế TNCN nữa. NNT ở bậc 3, bậc 4 cũng được giảm đáng kể số thuế phải nộp.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN theo hướng giảm dần tiền thuế là phù hợp với thực tế nhưng sẽ khiến nguồn thu ngân sách nhà nước giảm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Song ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ tịch Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng, những sửa đổi theo hướng giảm sẽ tạo đòn bẩy khuyến khích người lao động, người trực tiếp làm ra thu nhập có thêm tích lũy, từ đó lao động sáng tạo và đạt hiệu quả cao hơn. Việc sửa luật thể hiện sự chia sẻ của Nhà nước đối với người lao động tại nhiều khu vực của nền kinh tế trong điều kiện KT-XH của đất nước trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, dưới góc độ tài chính - ngân sách, luật sửa đổi đã thể hiện tinh thần "khoan sức dân", giảm nghĩa vụ đóng góp, nghĩa vụ nộp thuế của người lao động trong ngắn hạn nhưng lại bồi dưỡng nguồn thu trong dài hạn.
Tại hội thảo, các chuyên gia tài chính và doanh nghiệp cũng chia sẻ những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực thi Luật Thuế TNCN. Nhiều ý kiến mong muốn cơ quan quản lý thuế sẽ kiểm soát chặt chẽ nguồn thu này, tạo sự công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế khác nhau. Bởi trên thực tế, tại nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp, việc khấu trừ thuế TNCN được thực hiện rất chặt chẽ, nghiêm túc. Trong khi đó, nhiều khoản thu nhập vãng lai, thu nhập của giới văn nghệ sĩ lại chưa được kiểm soát hiệu quả gây thất thu ngân sách và làm mai một niềm tin của người dân khi thực hiện nghĩa vụ…
Ngoài ra, để Luật Thuế TNCN thực sự đi vào cuộc sống, một trong những điểm quan trọng mà cơ quan quản lý cần chú trọng là tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ luật. Cùng với đó, chính sách ưu đãi cho người chấp hành tốt pháp luật về thuế cũng cần được nghiên cứu. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, NNT thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ và có đóng góp cao vào ngân sách luôn được hưởng những ưu đãi thiết thực khi tham gia các hoạt động cộng đồng. Điều này không chỉ có ý nghĩa vinh danh NNT mà còn khuyến khích người dân thực hiện nghiêm nghĩa vụ. Khi đó, nộp thuế mới thực sự là "quyền lợi và nghĩa vụ" của người dân.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho biết, hơn 2 triệu người đang nộp thuế thu nhập từ tiền lương tiền công, từ kinh doanh ở bậc 1, bậc 2 sẽ không thuộc đối tượng nộp thuế TNCN nữa. NNT ở bậc 3, bậc 4 cũng được giảm đáng kể số thuế phải nộp.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN theo hướng giảm dần tiền thuế là phù hợp với thực tế nhưng sẽ khiến nguồn thu ngân sách nhà nước giảm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Song ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ tịch Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng, những sửa đổi theo hướng giảm sẽ tạo đòn bẩy khuyến khích người lao động, người trực tiếp làm ra thu nhập có thêm tích lũy, từ đó lao động sáng tạo và đạt hiệu quả cao hơn. Việc sửa luật thể hiện sự chia sẻ của Nhà nước đối với người lao động tại nhiều khu vực của nền kinh tế trong điều kiện KT-XH của đất nước trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, dưới góc độ tài chính - ngân sách, luật sửa đổi đã thể hiện tinh thần "khoan sức dân", giảm nghĩa vụ đóng góp, nghĩa vụ nộp thuế của người lao động trong ngắn hạn nhưng lại bồi dưỡng nguồn thu trong dài hạn.
Tại hội thảo, các chuyên gia tài chính và doanh nghiệp cũng chia sẻ những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực thi Luật Thuế TNCN. Nhiều ý kiến mong muốn cơ quan quản lý thuế sẽ kiểm soát chặt chẽ nguồn thu này, tạo sự công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế khác nhau. Bởi trên thực tế, tại nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp, việc khấu trừ thuế TNCN được thực hiện rất chặt chẽ, nghiêm túc. Trong khi đó, nhiều khoản thu nhập vãng lai, thu nhập của giới văn nghệ sĩ lại chưa được kiểm soát hiệu quả gây thất thu ngân sách và làm mai một niềm tin của người dân khi thực hiện nghĩa vụ…
Ngoài ra, để Luật Thuế TNCN thực sự đi vào cuộc sống, một trong những điểm quan trọng mà cơ quan quản lý cần chú trọng là tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ luật. Cùng với đó, chính sách ưu đãi cho người chấp hành tốt pháp luật về thuế cũng cần được nghiên cứu. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, NNT thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ và có đóng góp cao vào ngân sách luôn được hưởng những ưu đãi thiết thực khi tham gia các hoạt động cộng đồng. Điều này không chỉ có ý nghĩa vinh danh NNT mà còn khuyến khích người dân thực hiện nghiêm nghĩa vụ. Khi đó, nộp thuế mới thực sự là "quyền lợi và nghĩa vụ" của người dân.