Giám sát tài chính vĩ mô: Những vấn đề đặt ra và giải pháp chính sách
(Tài chính) Giám sát tài chính vĩ mô là vấn đề có nội hàm rộng; liên quan đến nhiều lĩnh vực và chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Trong đó, ba trụ cột được xem là quan trọng đối với nền tài chính quốc gia là: Giám sát tài chính công; giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước và giám sát thị trường tài chính, trong đó chú trọng vào thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm.
Trong thời gian qua khuôn khổ pháp lý cho giám sát tải chính vĩ mô ở Việt Nam không ngừng hoàn thiện và đổi mới, đã bao quát khá đầy đủ các chủ thể, nội dung cần giám sát.
Trong lĩnh vực tài chính công, bốn nội dung giám sát chính là: Giám sát huy động nguồn lực tài chính; giám sát quản lý sử dụng nguồn lực tài chính; giám sát các nghĩa vụ tài chính của nhà nước và giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về tài chính công.
Giám sát tài chính doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cũng được chú trọng với ba nội dung là: Giám sát tài chính và hiệu quả hoạt động của DNNN, giám sát tài chính DNNN trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn và giám sát thông qua các quy định vế phân cấp quản lý DNNN.
Hệ thống pháp lý cho giám sát cho thị trường chứng khoán và bảo hiểm đã được ban hành khá đầy đủ, phù hợp với từng loại hình thị trường. Quy định giám sát thị trường chứng khoán tập trung ở bốn nội dung là: giám sát chung thị trường, giám sát giao dịch, giám sát các chỉ tiêu an toàn tài chính của các trung gian tài chính và giám sát công bố thông tin. Quy định giám sát thị trường bảo hiểm tập trung chủ yếu vào việc giám sát an toàn tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.
Cơ chế phối hợp trong thực hiện giám sát tài chính vĩ mô
Giám sát tài chính vĩ mô là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Do vậy, đòi hỏi có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan có liên quan khác nhau với sự phân công, phân định trách nhiệm rõ ràng.
Đồng thời, để đảm bảo hiệu quả của công tác giám sát, các cơ quan đơn vị có chức năng cần giám sát phải phối kết hợp với nhau từ khâu xây dựng chính sách đến khâu thực thi chính sách.
Trong việc huy động, sử dụng và vay nợ của hoạt động tài chính công nhấn mạnh vai trò của Bộ Tài chính trong mối tương tác với các Bộ, ngành có liên quan như: Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước.
Giám sát tài chính DNNN dựa trên một cơ chế phối hợp giữa giám sát của chủ sở hữu (Bộ, ngành, địa-phương) và giám sát của cơ quan lý nhà nước chuyên ngành (ở đây là Bộ Tài chính). Về giám sát thị trường tài chính nổi bật lên vai trò của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
Tiêu chí, chỉ tiêu phục vụ giám sát tài chính vĩ mô
Để có thể thực hiện giám sát tài chính vĩ mô một cách hiệu quả cần phải xây dựng được hệ thống tiêu chí giám sát Tiêu chí giám sát thường mang tính chất đặc thù, phù hợp với từng loại hình giám sát và từng lĩnh vực giám sát. Trong lĩnh vực giám sát tài chính công hiện nay, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng một số tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo an toàn tài chính công với các chỉ tiêu tập trung vào hai nhóm là nhóm chỉ tiêu thụ và nhóm chỉ tiêu nghĩa vụ nợ của chính phủ và nợ quốc gia.
Đối với giám sát tài chính DNNN, thường tập trung vào chỉ tiêu cơ bản là doanh thu (hoặc sản lượng), lợi nhuận, khả năng thanh toán nợ và tình hình chấp hành các quy định pháp luật.
Các tiêu chí giám sát trên thị trường chứng khoán chú trọng vào tiêu chí giám sát giao dịch, giám sát an toàn tài chính và giám sát công bố thông tin. Các tiêu chí giám sát trên thị trường bảo hiếm thường liên quan đến giám sát an toàn tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Dữ liệu, thông tin và vai trò của dữ liệu, thông tin phục vụ công tác giám sát vĩ mô trong lĩnh vực tài chính. Để phục vụ cho công tác giám sát tài chính vĩ mô, Bộ Tài chính đã hình thành hệ thống thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có hệ thống báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất. Về cơ bản hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu phục vụ giám sát cùa Bộ Tài chính đã bắt đầu được hình thành và đang trên đà củng cố phát triển.
Trong phạm vi rộng hơn, Bộ Tài chính cũng đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành khác để xây dựng hệ thống thông tin phục vụ giám sát vĩ mô như thỏa thuận về chia sẻ thông tin giữa Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, thực hiện quy chế phối hợp cung cấp và chia sẻ thông tin, dự báo và công bố kết quả dự báo kinh tế - xã hội.
Minh bạch công khai và công tác giám sát tài chính vĩ mô Công khai và minh bạch đóng vai trò rít quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giám sát tài chính vĩ mô. Thông qua công khai minh bạch tài khóa không chỉ nâng cao trách nhiệm của Chính phủ trước các lựa chọn chính sách tài khóa, trong quản lý và điều hành ngân sách, mà còn tạo điểu kiện cho công tác giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội, và người dân.
Việc thực hiện công khai minh bạch thông tin của DNNN chủ yếu được thực hiện đối với chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước, công tác minh bạch công khai thông tin của các DNNN cho công chúng còn hạn chế. Đối với thị trường tài chính minh bạch công khai là một trong những yêu cầu tiên quyết đảm bảo sự vận hành hiệu quả. Các quy định về công bố thông tin tương đối chặt chẽ và chi tiết nhưng do ý thức chấp hành và giám sát tuân thủ còn nhiều bất cập nên dẫn đến những hành vi vi phạm, đặc biệt là trên thị trường chứng khoán.
Tóm lại, giám sát tài chính vĩ mô liên quan đến nhiều lĩnh vực và chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Cùng với quá trình cải cách và đổi mới các thể chế chính sách có liên quan, vấn đề giám sát tài chính vĩ mô ở Việt Nam thời gian qua đã nhận được nhiều sự quan tâm. Nhờ vậy, an ninh, an toàn tài chính quốc gia cơ bản được đảm bảo.
Để tiếp tục củng cố giám sát tài chính vĩ mô, trong thời gian tới cần thực hiện những những phương hướng sau:
Thứ nhất, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giám sát tài chính vĩ mô cần có sự đồng bộ, phù hợp với đặc điểm và sự vận động của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Trong đó, đối với một số chỉ số tài chính, ngân sách quan trọng nên cân nhắc được luật hóa để đảm bảo tính thực thi cao hơn. Đồng thời, cần tăng cường công tác giám sát, bảo đảm an toàn về nợ quốc gia, chú trọng quản lý rủi ro đối với danh mục nợ.
Thứ hai, để hình thành hệ thống giám sát quốc gia toàn diện, hiệu lực và hiệu quả, cần hình thành được các cơ chế tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa các cơ quan giám sát tài chính.
Thứ ba, cần xây dựng được các bộ tiêu chí, chỉ tiêu giám sát tài chính vĩ mô, trong đó phải phản ánh được các bước phát triển mới của nền kinh tế, đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch và phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Thứ tư, thiết lập các cơ chế thu thập và xử lý dữ liệu thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời để phục vụ công tác giám sát tài chính vĩ mô. Định hướng trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường chất lượng thông tin, dữ liệu sử dụng cho công tác giám sát vĩ mô.
Thứ năm, cần tăng cường thực hiện chế độ công khai minh bạch tài chính ngân sách. Mở rộng các hình thức công khai tài chính; tăng cường sự giám sát của cộng đồng và nhân dân.