Google, Facebook và Amazon đồng loạt tố việc Pháp đánh thuế kỹ thuật số là "phân biệt đối xử"
Các công ty công nghệ khổng lồ Mỹ gồm Amazon, Facebook và Google đã cùng hợp lực phản đối khoản thuế kỹ thuật số của Pháp và cho rằng đó là hành vi 'phân biệt đối xử'.
Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump đang xem xét việc trả đũa khoản thuế kỹ thuật số được Pháp phê duyệt ngày 11/7, với việc đánh thuế 'trừng phạt' đối với rượu vang Pháp nhập khẩu.
Bộ tứ công nghệ quyền lực của Mỹ gồm Google, Amazon, Facebook và Apple hay còn gọi là GAFA, đã cử đại diện của mình xuất hiện tại phiên điều trần Văn phòng Thương mại Hoa Kỳ (USTR) để bàn về việc đưa ra các biện pháp đối phó với thuế kỹ thuật số mà Pháp vừa áp dụng, mà họ gọi là một "tiền lệ đáng lo ngại". Khoản thuế này được Washington coi là 'không công bằng', đã 'thêm dầu vào lửa' cho các tranh chấp thương mại xuyên Đại Tây Dương khác mà bây giờ đã bao gồm thép, nhôm, ô tô, máy bay và nông nghiệp.
Mức thuế 3% được đề xuất đối với tổng doanh thu hàng năm của các công ty cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng Pháp chỉ áp dụng cho các công ty công nghệ lớn nhất, chủ yếu có trụ sở tại Hoa Kỳ. "Đối với Amazon, nơi Pháp đại diện cho thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai ở châu Âu, tiền thuế kỹ thuật số sẽ tạo ra một loại thuế kép", Peter Hiltz, Giám đốc kế hoạch thuế của gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến cho biết.
Khoảng 58% doanh số của Amazon thông qua các công ty đối tác sẽ không thay đổi. Thuế "tác động tiêu cực đến Amazon và hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ", ông Hiltz nói.
Hoa Kỳ đã thúc giục tiến tới một thỏa thuận bao quát về việc đánh thuế thương mại kỹ thuật số thông qua Diễn đàn kinh tế G20, nhưng Pháp đã đơn phương nhanh tay thực hiện việc đánh thuế này. "Đó là "một giải pháp không hoàn hảo' để giải quyết một hệ thống thuế lỗi thời", bà Jennifer McCloskey thuộc Hội đồng Công nghiệp Công nghệ Thông tin, cơ quan thực hiện các hỗ trợ thỏa thuận đa phương dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế nói.
Ông Hiltz cũng tán thành, và cho biết các công ty tin rằng "một thỏa thuận quốc tế theo OECD là có thể đạt được". Thuế này sẽ áp dụng cho khoảng 30 công ty có doanh thu ít nhất 28 triệu USD (25 triệu euro) tại Pháp và 831 triệu USD trên toàn thế giới. Nhưng nó không áp dụng cho các nhà khai thác internet khác như các công ty truyền thông.
"Khoản thuế này đã động chạm tới một số các doanh nghiệp internet trong khi mọi lĩnh vực hiện nay đều đang trở thành kỹ thuật số", ông Nicholas Bramble, đại diện của Google phát biểu tại phiên điều trần.
Các công ty cũng phàn nàn rằng khoản thuế này có thể được thực hiện theo phương thức hồi tố. Như vậy, nó có thể sẽ được áp dụng từ đầu năm 201. Đây là điều chưa từng được thấy trước đây", theo Alan Lee, người đại diện về thuế của Facebook.