Hàng tỷ euro tiền thuế bị truy thu
(Tài chính) Mới đây, CTJ tiếp tục đưa ra danh sách có thêm18 công ty khác đã cố tình điều chỉnh tổng doanh thu của mình để làm giảm đi tiền thuế. Chính phủ Mỹ vẫn giữ quan điểm tiếp tục đẩy mạnh điều tra để buộc các công ty phải trả lại tổng cộng số tiền trốn thuế nêu trên.
Trong khi thuế thu nhập DN của Mỹ là 35% thì Apple đã đàm phán được một mức thuế chưa đến 2% ở Ireland. Hiệp hội công bằng thuế gọi tắt là CTJ (The Citizens for Tax Justice), vừa đưa ra một bản báo cáo cho rằng ít nhất 18 công ty khác đã có hành vi gian lận và trốn thuế, với tựa đề “Apple không chỉ có một mình”.
Dựa theo nghiên cứu mới này, Apple không phải là tên tuổi lớn duy nhất lợi dụng những sơ hở luật pháp của các nước khác nhau để trốn thuế, mà còn có những thương hiệu như: American Express, Dell, Microsoft, Nike và 500 công ty giàu nhất nước Mỹ là những công ty cũng đang bị cho là có những hành vi gian lận thuế trong báo cáo tài chính của họ.
Trước lời cáo buộc trốn thuế, ngày 21/5/2014, ông Tim Cook - CEO của Apple, đã phủ nhận trước Thượng viện của tiểu bang rằng Apple không sử dụng mánh lới trốn thuế hay xây dựng một kỹ thuật trốn thuế nào tại Ireland.
Ông Cook khẳng định rằng, Apple là công ty trả thuế lớn nhất thế giới vào năm 2012, với số tiền lên tới gần 6 tỷ USD. Tương tự, một phát ngôn viên của Starbucks cũng cho biết, tập đoàn này tuân thủ tất cả các quy tắc liên quan tới thuế…
Nhưng Thượng nghị sĩ Carl Levin - chỉ ra rằng, công ty của Cook đã tự mình điều chỉnh các luật lệ cũng như các tài sản trí tuệ cũng như là bảo toàn các khoản lợi nhuận từ nước ngoài khỏi việc đóng thuế cho chính phủ Mỹ.
Chắc chắn hơn, Thượng nghị sĩ John McCain đã ám chỉ rằng chính phủ cộng hòa Ireland đã tiếp tay cho Apple thực hiện hành vi của mình trong việc thu nguồn lợi mà không phải trả bất kỳ một đồng thuế nào cho chính phủ Mỹ.
Khẳng định những điều đó vì những cơ quan điều tra của các nước châu Âu đã đưa ra được nhiều bằng chứng rất cụ thể.
Ví dụ như, trong bản báo cáo hàng năm mới nhất, Apple phải trả ít nhất 30% tiền thuế trên tổng số lợi nhuận thực tế lại cho chính phủ Mỹ. Nhưng thời gian qua, có nhiều thông tin chứng minh rằng có những khoản lợi nhuận lớn lên đến hàng tỷ USD tiền thuế bị Apple “phù phép” cho biến mất khỏi báo cáo tài chính của mình bằng cách sử dụng công ty con đăng ký tại Cork (Ireland), Bermuda và Cayman.
Cụ thể, theo cách thức trốn thuế bị phát hiện hồi năm ngoái, Apple đã chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho các chi nhánh ở những quốc gia có thuế suất thấp, đặc biệt là Ireland, để giúp tiết kiệm hàng chục triệu USD tiền thuế. Trong đó, chi nhánh của Apple có tên gọi Apple Operations International (AOI) tại Ireland là có vai trò đáng kể nhất trong việc trốn thuế của Apple.
Trong khi thuế thu nhập DN của Mỹ là 35% thì Apple đã đàm phán được một mức thuế chưa đến 2% ở Ireland. Giai đoạn từ năm 2009 đến 2012, AOI có doanh thu khoảng 30 tỷ USD nhưng không khai báo thuế ở Ireland, Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác. Trong 2 năm (2011 và 2012) Apple đã trốn được 12,5 tỷ USD tiền thuế, tương đương 17 triệu USD/ngày, bằng thu nhập của nhiều công ty khác trong một năm.
Tương tự, Starbucks và Fiat cũng sử dụng các chi nhánh ảo tương tự tại Luxembourg và Hà Lan để trốn các khoản thu lên tới 24 tỷ USD. Năm 2012, dưới sức ép của dư luận, Starbucks đã phải nộp cho chính quyền Anh 20 triệu USD trốn thuế trong 15 năm kinh doanh tại quốc gia này.
Không chỉ vài ba thương hiệu nêu trên trốn thuế, mới đây, CTJ tiếp tục đưa ra danh sách có thêm18 công ty khác đã cố tình điều chỉnh tổng doanh thu của mình để làm giảm đi tiền thuế, đồng thời phải trả một số tiền thuế rất ít so với khoản lợi nhuận khổng lồ công ty làm ra.
Sự ngụy trang khôn khéo của các “đại gia” khiến Mỹ bị thiệt hại nặng nề về thuế. Ước tính, chỉ xét 55 công ty lớn của Mỹ, số tiền thuế mà Mỹ bị các DN này biển thủ lên tới 127,5 tỷ USD. Còn nếu xét trên 235 công ty trong danh sách fortune 500 thì vấn nạn trốn thuế của các DN này lên tới 720 tỷ USD tiền thuế, bao gồm cả các đại gia như Google, General Electric, Coca-Cola, Wal-Mart, and Cisco Systems…
Thừa nhận vấn nạn trốn thuế này có thể xảy ra dễ dàng vì pháp luật hiện tại của chính phủ Mỹ cũng đang có những khoảng trống. Theo đó, các công ty đa quốc gia luôn có điều kiện “không rõ ràng” để trì hoãn việc đóng thuế trên lợi nhuận của DN làm ra hàng năm.
Trước tình hình đó, chính phủ Mỹ vẫn giữ quan điểm tiếp tục đẩy mạnh điều tra để buộc các công ty phải trả lại tổng cộng số tiền trốn thuế nêu trên. Thậm chí chính phủ nước này còn tiến hành điều tra cách thức chính quyền một số nước áp dụng luật thuế thấp để hỗ trợ chuyển giá cho những gã khổng lồ này.
Theo Cao ủy châu Âu về Cạnh tranh, ông Joaquin Almunia, những chính sách ưu đãi thuế đã khiến những công ty đa quốc gia này bớt được hàng tỷ euro tiền thuế, như vậy là không công bằng.