Hơn 1 tỷ người châu Á gia nhập tầng lớp trung lưu sau 9 năm nữa
Quy mô của tầng lớp này được dự báo sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2030 với sự giàu lên của Ấn Độ và Trung Quốc, những nước đông dân nhất thế giới.
Hơn 1 tỷ người châu Á dự kiến sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu trước năm 2030, theo kết quả nghiên cứu mới nhất dự báo đại dịch COVID-19 sẽ chỉ tạm thời gián đoạn sự dịch chuyển của nhân khẩu học thế giới.
Theo số liệu mới nhất của World Data Lab, tầng lớp trung lưu - được định nghĩa là những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 11USD đến 110USD/ngày, sẽ đạt khoảng 3,75 tỷ người trong năm nay.
Quy mô của tầng lớp này được dự báo sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2030 với sự giàu lên của Ấn Độ và Trung Quốc, những nước đông dân nhất thế giới.
Nhóm những nước đóng góp nhiều nhất vào sự “phình to” của tầng lớp trung lưu tập trung ở châu Á. Trong đó có thể kể đến những nước như Indonesia, Bangladesh. Indonesia dự kiến sẽ có tầng lớp trung lưu lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Ngoài ra phải kể đến Bangladesh, nước đông dân cư với quy mô dân số tương đương bang Iowa của Mỹ. Quy mô tầng lớp dân cư của Bangladesh dự kiến tăng từ vị trí thứ 28 lên vị trí thứ 11 và như vậy sẽ có thêm ít nhất hơn 50 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu.
Hiện tại, nhóm các nước châu Á đang chiếm khoảng nửa trong tầng lớp trung lưu của thế giới, tuy nhiên chỉ chiếm khoảng 41% tiêu dùng người dân, tỷ lệ này dự kiến sẽ vượt mức 50% trước năm 2032.
Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ được dự báo sẽ đứng ở các vị trí đầu tiên về quy mô của tầng lớp trung lưu. Việc tăng trưởng dân số tại một số nền kinh tế phát triển sẽ khiến cho quy mô của tầng lớp trung lưu suy giảm ở nhiều nước, ví như Nhật, Đức, Italy và Ba Lan.
Châu Á đang nổi lên như mối liên kết yếu trong quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu khi mà các biện pháp hạn chế, phong tỏa mới thời kỳ đại dịch Covid-19 hạn chế hoạt động sản xuất tại nhiều nước, xuất khẩu của châu Á sau thời kỳ tăng mạnh nhờ quá trình phục hồi kinh tế tại Trung Quốc giờ đây đang có dấu hiệu chững lại.
Theo Wall Street Journal, khi mà tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 chậm hơn rất nhiều so với phương Tây, châu Á đang chật vật ứng phó với sự lây lan tồi tệ của biến chủng delta.
Sự lây lan của virus này đang đe dọa gây tổn hại đến niềm tin người tiêu dùng, đồng thời làm xói mòn lợi thế so sánh mà nhiều nền kinh tế châu Á đang có, đó là vị thế các trung tâm của ngành sản xuất khu vực.
Nhiều nước tại Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi việc đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại, giới chức nhiều nước buộc phải đưa ra nhiều biện pháp giãn cách xã hội mà họ từng tránh được trong khoảng thời gian đầu đại dịch Covid-19.
Khi mà hoạt động sản xuất suy giảm tại phần lớn các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, nền kinh tế các nước này chịu ảnh hưởng nặng nề.
Nhu cầu tiêu thụ tại nước ngoài đã giúp cho nhiều nền kinh tế xuất khẩu như Trung Quốc và Hàn Quốc hồi phục sau đại dịch Covid-19, nhiều nhà máy tại các nước này sản xuất hàng tiêu dùng, từ xe đạp cho đến nội thất cho khách hàng ở nước ngoài. Tuy nhiên động lực tăng trưởng tiêu dùng này đang chững lại.
Tại Trung Quốc, chỉ số sản xuất của lĩnh vực tư nhân và cả lĩnh vực sản xuất chính thức trong tháng 7/2021đều giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm, thực tế này cho thấy nhu cầu tiêu dùng cả ở trong nước và nước ngoài đều giảm xuống.