"IFC sẽ trực tiếp mua nợ xấu của Việt Nam"
(Tài chính) Ông Sergio Pimenta - Giám đốc IFC Đông Á Thái Bình Dương tiết lộ tổ chức này sẽ trực tiếp tham gia quá trình giải quyết nợ xấu tại Việt Nam, chứ không chỉ dừng lại ở việc tư vấn.
Trong chuyến công tác tại Việt Nam, ông Sergio Pimenta, Giám đốc Tổ chức tài chính quốc tế IFC khu vực Đông Á, Thái Bình Dương một lần nữa khẳng định, ngân hàng là lĩnh vực mà tổ chức này rất quan tâm đầu tư tại Việt Nam.
Phóng viên: IFC đánh giá như thế nào về các bước xử lý nợ xấu của Việt Nam cũng như triển vọng của Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC)?
Ông Sergio Pimenta,
Giám đốc IFC Đông Á Thái Bình Dương
Tuy nhiên, theo tôi điều quan trọng là phải xử lý được nợ một cách nhanh chóng và có kết quả cuối cùng. Do đó, cần tiếp tục làm rõ những môi trường pháp lý, quy định cụ thể để tạo điều kiện thực hiện việc mua bán nợ xấu. Trên thế giới có nhiều cơ chế, mô hình xử lý nợ khác nhau và Việt Nam có thể tham khảo thêm.
Gần đây, trong các chuyến công tác tới Việt Nam, lãnh đạo của IFC đều cam kết sẽ ưu tiên hỗ trợ xử lý nợ xấu. Vậy xin ông nói vai trò cụ thể của IFC là gì?
Qua thực đây là lĩnh vực mà IFC hết sức chú trọng vì tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Khi bảng cân đối tài sản của các ngân hàng sạch hơn, họ sẽ nối lại hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh.
Còn nói về vai trò của IFC, chúng tôi có khả năng và mong muốn tham gia ở cả 3 tư cách. IFC sẽ vừa trực tiếp cấp vốn, đứng ra mua nợ xấu nhưng cũng sẽ là cầu nối giúp các nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia. Đồng thời, IFC sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, công nghệ với tư cách là nhà tư vấn cho Việt Nam. IFC có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ ở các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á và đều có những giải pháp tốt.
IFC đã từng đầu tư vào một số ngân hàng như Vietinbank, ABBank của Việt Nam. Vậy sắp tới, khẩu vị đầu tư trong lĩnh vực này của IFC là gì?
Là một nhánh đầu tư tư nhân của World Bank, IFC từ trước đến nay vốn quan tâm đến những gì là tư nhân. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu, hình thái sở hữu ngân hàng ở Việt Nam khá đa dạng, có cả ngân hàng vốn Nhà nước nữa nên không phải vì vậy mà không đầu tư vào khối quốc doanh. Miễn sao họ tuân theo tiến trình cổ phần hóa, tuân thủ những kỷ luật thị trường trong hoạt động. Như Vietinbank chẳng hạn, chúng tôi sẵn sàng với các ngân hàng kiểu như vậy.
Nói về góc độ sản phẩm, chúng tôi sẽ tư vấn, nâng cao năng lực quản trị, để giúp các ngân hàng có quy trình tín dụng hiệu quả.
Ông đánh giá như thế nào về gánh nặng của doanh nghiệp Nhà nước với tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam?
Công bằng mà nói, vấn đề nợ xấu của Việt Nam xuất phát từ 2 nguồn, kể cả doanh nghiệp Nhà nước lẫn tư nhân. Tôi thấy điểm rất tốt là Chính phủ Việt Nam đã lên phương án xử lý cho tất cả chứ không phân loại riêng và ưu tiên nợ xấu của nhóm nào.
Ngoài ra, cũng cần giải quyết tiếp những vấn đề của doanh nghiệp Nhà nước để tránh có thêm nợ xấu mới. Nếu chỉ lo xử lý mà không tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước có thể phát sinh những khoản nợ xấu mới. Do đó, việc tái cấu trúc thị trường ngân hàng cần gắn liền với đẩy mạnh cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước.