Khi khởi nghiệp thất bại?
Khởi nghiệp không phải là một thuật ngữ quá xa lạ với giới trẻ cũng như với các doanh nghiệp. Trong thời buổi hiện đại ngày nay, vấn đề về khởi nghiệp rất được đông đảo mọi người tham gia đặc biệt là sinh viên hoặc các doanh nghiệp mới. Với các câu slogan nhà nhà cùng khởi nghiệp, người người cùng khởi nghiệp nhằm thu hút đầu tư và phát triển. Thế nhưng liệu mọi người có thật sự ai cũng biết khởi nghiệp là gì ?
Cần hiểu đúng về khởi nghiệp
Theo từ điển thì từ “khởi” có nghĩa là bắt đầu một điều gì mới mẻ, một việc gì khác lạ, một thời kỳ mới, từ “nghiệp” có nghĩa là nghề nghiệp, sự nghiệp. Như vậy cụm từ “Khởi nghiệp” được hiểu là việc một cá nhân hay một doanh nghiệp bắt đầu một nghề nghiệp, một sự nghiệp mới mẻ nào đó. Nó không nhất thiết là phải trong lĩnh vực kinh doanh, nó có thể là khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu kỹ thuật,… hay đơn giản là một người bắt đầu thực hiện ước mơ của mình là trở thành một họa sĩ hay một diễn viên. “Khởi nghiệp” nếu được dịch theo từ điển thì cách hiểu trên là hoàn toàn chính xác.
Khởi nghiệp không chỉ để cho những tập đoàn, doanh nghiệp lớn mà khởi nghiệp có thể là từ những cá nhân riêng lẻ là sinh viên hoặc một người trưởng thành.
Thế nhưng với những cá nhân hoặc doanh nghiệp trẻ bắt đầu khởi nghiệp không phải là điều gì dễ dàng. Đam mê là thế, nhiệt huyết là thế, kế hoạch đã lên là thế, nhưng liệu những cá nhân đó, những doanh nghiệp ấy liệu sẽ có thành công ngay từ lúc bắt đầu?
Vậy lý do nào khiến bạn thất bại trong lần đầu khởi nghiệp?
- Chưa hiểu đúng lý do để bắt đầu khởi nghiệp. Không phải bạn quyết định khởi nghiệp là do mục tiêu duy nhất bạn theo đuổi là TIỀN mà bạn cần phải có đam mê và phải đảm bảo những thứ mà bạn cung cấp cho thị trưởng phải đáp ứng nhu cầu thực tế.
- Quản lý không hiệu quả. Đó là một sự thiếu sót lớn nếu bạn không quản lý tốt về mảng tài chính, sản xuất, tuyển dụng và nhân sự.
- Không chuẩn bị đủ nguồn vốn. Đây có thể được xem là một nguyên nhân phổ biến làm cho các doanh nghiệp trẻ bị “tử vong”.
- Chọn sai địa điểm kinh doanh.
- Không lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết.
- Chưa thực sự tiến gần hơn với khách hàng.
Cái giá nào sẵn sàng sẽ trả khi khởi nghiệp thất bại?
- Phải hy sinh một khoản tiền đáng kể từ quỹ tài chính cá nhân của bạn. Vì bạn là doanh nghiệp trẻ chính vì thế huy động vốn không phải là điều đơn giản, vì bạn chưa định vị được thương hiệu của bạn trên thị trường.Do đó mà bạn phải trích “túi tiền” của bạn thân ra để có thể duy trì hoạt động của dự án của bạn. Và khi thất bại điều gì xảy ra ?? Số tiền từ quỹ tài chính của bạn mất trắng.
- Mất kiểm soát dòng tiền. Đây là một viễn cảnh khác của việc mất toàn bộ số tiền mình bỏ ra, thế nhưng một vấn đề khác được đưa ra đó là bạn mất kiểm soát dòng tiền. Bạn phải chi trả nhiều thứ cho nhu cầu hằng ngày thế là khoản ngân sách bạn thu được ít hơn khoản bạn chi ra.
- Hy sinh công việc hiện tại, Đây là điều đương nhiên vì khi bạn đã quyết định theo đuổi niềm đam mê, theo đuổi giấc mơ mới thì từ bỏ công việc hiện đại là điều chắc chắn. Vì nếu bạn không thành công thì có lẽ là sẽ khó để bạn lấy lại được công việc hiện tại của mình.
- Bị áp lực. Phải! Ai thất bại đều sẽ bị áp lực cả bởi vì sao? Họ sẽ dễ bị mất niềm tin từ gia đình, xã hội hay có thể là đánh mất niềm tin vào chính bản thân của mình. Bạn dễ bị dằn vặt bởi những câu nói như “ Đã nói rồi mà không nghe” hay những câu hỏi mà bản thân tự đặt ra “ tại sao mình lại kém cỏi thế nhỉ”.
Tuy đây là cái giá mà bạn có thể sẽ tra khi thất bại nhưng từ biết đâu được từ những thất bại đó bạn sẽ rút ra được cho bản thân đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ những bài học đáng quý, có thể tránh được những sai lầm không đáng có.